Bệnh gà

LÀM SAO ĐỂ TĂNG VITAMIN D TRONG TRỨNG GÀ ?

Có rất nhiều người bị thiếu hụt vitamin D. Điều này có thể gây loãng xương và làm tăng nguy cơ bệnh hô hấp.Trứng gà là một nguồn vitamin D tự nhiên, có thể dùng để bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt của vitamin này. Một nhóm các nhà dinh dưỡng và các nhà khoa học nông nghiệp tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg (MLU) đã tìm ra một phương pháp mới để tăng thêm hàm lượng vitamin D của trứng: bằng cách cho gà tiếp xúc với tia UV. Như bài viết của nhóm nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Gia cầm, phương pháp này có thể được áp dụng vào thực tế ngay lập tức.Vitamin D đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người. Trong những tháng hè, mọi người có thể tự đáp ứng khoảng 90% nhu cầu vitamin D hàng ngày của mình vì vitamin này hình thành tự nhiên trong da thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời – chứa các dải ánh sáng đặc biệt trong quang phổ UV. Phần vitamin D còn lại được hấp thu thông qua thực phẩm, chẳng hạn như cá giàu chất béo hoặc trứng gà. “Tuy nhiên, nhiều người không nhận được đầy đủ vitamin D do lối sống. Vấn đề còn gia tăng hơn nữa trong những tháng mùa đông khi thiếu ánh nắng mặt trời”, Tiến sĩ dinh dưỡng Julia Kühn từ MLU giải thích.Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm cách tăng lượng vitamin D trong thực phẩm nói chung, trứng nói riêng. Kühn nói: “Ý tưởng là chúng ta sẽ kích thích sự sản xuất vitamin D tự nhiên của gà. Sử dụng đèn UV trong chuồng gà đẻ sẽ làm tăng hàm lượng vitamin D của trứng”. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh sự thành công cơ bản của phương pháp này khi họ chiếu lên chân của những con gà bằng tia UV. “Tuy nhiên, các thí nghiệm luôn được tiến hành trong điều kiện lý tưởng. Chỉ có một con gà trên mỗi đèn. Trong các trang trại gà, mật độ thả cao hơn nhiều so với trong thí nghiệm”, Kühn tiếp tục. Nghiên cứu mới nhằm kiểm tra tính khả thi thực tế của phương pháp và do đó được tiến hành trên hai trang trại gà. Việc so sánh được thực hiện giữa hai giống gà khác nhau, các loại đèn và thời lượng tiếp xúc ánh sáng khác nhau mỗi ngày.Các nhà nghiên cứu không chỉ phân tích hàm lượng vitamin D của trứng mới đẻ trong thời gian thử nghiệm, họ còn đánh giá tác động của việc bổ sung ánh sáng lên vật nuôi. Giáo sư Eberhard von Borell, một chuyên gia về chăn nuôi tại MLU giải thích: “Con người không thể nhìn thấy tia UV, nhưng gà thì có thể. Do đó, chế độ ánh sáng là một khía cạnh quan trọng trong chăn nuôi gà vì ánh sáng ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động đẻ trứng”. Nhóm làm việc của ông đã phân tích hành vi của động vật bằng cách sử dụng các bản ghi video. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra bộ lông của gà để tìm vết thương do mổ lẫn nhau nhằm đánh giá tiềm năng hoạt động và hành vi gây hấn của chúng.Ý tưởng của nhóm nghiên cứu đã có hiệu quả: Chỉ sau ba tuần tiếp xúc với tia UV trong 6 giờ mỗi ngày, hàm lượng vitamin D của trứng đã tăng gấp 3 đến 4 lần. Giá trị này không tăng thêm nữa trong những tuần tiếp theo. Ngoài ra, ánh sáng tia cực tím bổ sung không gây ra bất kỳ vấn đề rõ ràng nào cho gà mái. Chúng không lẩn tránh khu vực xung quanh nơi lắp đặt đèn, chúng cũng không có hành vi bất thường. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp của họ cũng có hiệu quả trong điều kiện thực tế và điều này có thể là một bước quan trọng trong việc cung cấp vitamin D cho người dân.Nguồn: channuoigiacam.com

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG VỎ TRỨNG 

Tỉ lệ ấp nở thấp đẫn đến thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận và doanh thu đối với một cơ sở chăn nuôi gà giống hướng thịt. Chất lượng vỏ trứng kém và trứng bị ô nhiễm mầm bệnh thường là những yếu tố góp phần vào vấn đề này. Vì vậy, việc hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng và phương pháp cải thiện hiệu quả số lượng trứng có thể ấp nở và giảm thiểu số lượng gà con bị chết do chất lượng vỏ trứng thấp là rất quan trọng.Vỏ trứng: Chúng ta biết gì về nó?Vỏ trứng bảo vệ và hỗ trợ cho các cấu trúc mềm bên trong. Vỏ trứng có tính bán thấm đối với không khí và nước và giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 94-95% vật chất khô của vỏ trứng là canxi carbon (CaCO3 ) và nặng khoảng 5.5-6.0 g (0.19-0.21 oz) (Mongin, 1978). Vỏ trứng chất lượng tốt của gà giống hướng thịt có đến 2-2,2 g (0,07-0,08 oz) canxi dưới dạng tinh thể CaCO3 . Một vỏ trứng thông thường chứa khoảng 0,3% phốt-pho; 0,3% magiê và lượng vết của natri, kali, kẽm, mangan, sắt và đồng. Phần còn lại của vỏ trứng tạo thành từ chất nền hữu cơ có các cấu trúc liên kết canxi và sự sắp xếp của vật chất này trong quá trình tổng hợp vỏ trứng đóng vai trò tiên quyết đối với sức bền của vỏ trứng. Sức bền vỏ trứng còn bị ảnh hưởng bởi khối lượng vỏ, liên quan đến kích thước, hình dáng và độ dày của quả trứng.Lớp biểu bìPhần ngoài cùng của vỏ trúng là lớp biểu bì (Hình 1). Lớp biểu bì là một lớp màng bao bọc mỏng, không vôi hóa, không thấm nước cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein. Nó làm cho vỏ không thấm nước và bịt kín các lỗ trên vỏ để ngăn bụi và vi khuẩn, nhưng đóng vai trò điều chỉnh độ ẩm và trao đổi khí trong quá trình ấp và ngăn ngừa việc phôi bị mất ẩm.Khi trứng được đẻ ra, lớp biểu bì chưa hoàn toàn ổn định; nó dường như bị ẩm trong 2-3 phút khi quan sát dưới kính hiển vi, và sẽ có bề ngoài xốp, có nhiều lỗ hở. Sau đó, nó sẽ cứng lại, tạo thành một bề mặt mịn hơn. Cho đến khi lớp biểu bì hoàn thiện, nó sẽ không bảo vệ các lỗ khí trên vỏ trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu trứng được đặt trên bề mặt bẩn, vi khuẩn gần như chắc chắn sẽ xâm nhập vào vỏ trứng và gây ô nhiễm thành phần bên trong trứng và tác động tiêu cực đến sự phát triển của phôi.Trứng nứt vỡRõ ràng là khi có một ngoại lực tác động vượt quá mức chịu lực, trứng sẽ bị vỡ. Trứng có thể bị vỡ hoàn toàn (khi cả vỏ trứng và màng vỏ bị vỡ) hoặc bị nứt (khi phần vỏ bị nứt và phần màng vẫn còn liên kết). Những quả trứng bị nứt bề hoàn toàn không thể sử dụng để ấp nở, vì có nguy cơ cao phôi bị mất độ ẩm nghiêm trọng và nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những quả trứng nứt nhẹ thường ít bị phát hiện bằng mắt thường, và có thể bị vô tình đem ấp. Ngoài ra còn có các vấn đề về chất lượng bên ngoài trứng liên quan đến các khiếm khuyết khác của vỏ mà không nhất thiết gây ra vỡ trứng. Chúng bao gồm vỏ xù xì , trứng dị hình, có rãnh hay gờ vòng xung quanh trứng , trứng không có vỏ và trứng đẻ rơi trên nền bẩn. Những điều này thường ít xảy ra so với những vấn đề liên quan đến độ bền của vỏ, tuy nhiên, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn hoặc làm giảm khả năng ấp nở.Các vấn đề với chất lượng vỏ trứng thấp.Barnett và cộng sự, (2004) đã tiến hành nghiên cứu để xác định xem gà con từ trứng có vết nứt nhỏ có nở và phát triển bình thường hay không so với những con có vỏ không bị hư hại. Họ phát hiện ra rằng trứng có vết nứt nhỏ dẫn đến tỷ lệ nở của trứng đã thụ tinh kém hơn đáng kể, giảm trọng lượng trứng nhiều hơn và tỷ lệ chết phôi cao hơn. Trong một nghiên cứu khác sử dụng trọng lượng riêng như một yếu tố quyết định độ dày của vỏ trứng, Roque và Soares (1994), đã phát hiện ra rằng trứng có vỏ dày (trọng lượng riêng 1.080) cho thấy khả năng nở cao và tỷ lệ chết phôi ở thời điểm giữa và cuối giai đoạn ấp trứng thấp hơn.Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng?Các yếu tố dinh dưỡng /không dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng của gà giống hướng thịt bao gồm:Khoảng thời gian trứng nằm ở tuyến tạo vỏ trong quá trình hình thành vỏ. Lượng canxi trữ trong tuyến tạo vỏ. Thời gian trứng được đẻ ra trong ngày Tuổi của gà mái, độ dày giảm xuống khi độ tuổi gà mái và kích thước quả trứng tăng lên. Các mầm bệnh truyền nhiễm và yếu tố ô nhiễm (viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh Niu Cát-xơn, Mycoplasma, hội chứng giảm đẻ, độc tố nấm mốc T-2 và HT-2; kháng sinh nhóm sulphonamide, chất diệt sâu bọ clo hữu cơ). Suy giảm/Dư thừa dinh dưỡng Uống nước muối Thời gian cho ăn Những yếu tố khác – giống gà, mô hình chuồng trại-chăn nuôi, môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, lượng và chất lượng nước), stress, thực hành quản lý (bao gồm độ đồng đều của đàn gà và thao tác thu gom trứng).Theo thepoultrysite

VỆ SINH ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC

Mỗi ngày nếu gà được cung cấp nước sạch đầy đủ thì đàn gà sẽ khỏe mạnh, cải thiện năng suất sinh sản. Nước chảy trong hệ thống ống không nhìn thấy được ở bên trong. Việc vệ sinh, tiêu độc hệ thống ống nước nên thực hiện lúc trại không có gà.Việc vệ sinh hệ thống nước uống không phải là việc dễ dàng, cần thu thập thông tin chất lượng nước, sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng cách thì có thể khắc phục được chất lượng nước.Bước 1: Phân tích chất lượng nước, phân tích nồng độ khoáng chất có trong nước. Nếu nồng độ canxi và magie trên 90 ppm và manga trên 0,05 ppm thì nên tiến hành vệ sinh đường ống nước. Các chế phẩm giúp vệ sinh đường ống nước sẽ hòa tan các khoáng chất này.Bước 2: Lựa chọn chế phẩm sát trùng đường nước hiệu quả. Để hòa tan được các chất cặn, màng sinh học trong đường ống nước ta cần lựa chọn các chế phẩm phù hợp. Để tránh gây tổn hại tới đường ống nước nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.Bước 3: Chuẩn bị dung dịch sát trùng. Để đạt hiệu quả cao nhất cần pha chế với liều lượng thích hợp. Đa số các chế phẩm sát trùng pha chế ở tỷ lệ 0,8 – 1,6%.Bước 4: Vệ sinh đường ống nước. Để sát trùng 30 m đường ống thì cần một lượng dung dịch vệ sinh khoảng 30 – 38 lít nước. Nếu trại dài 150 m có hai đường ống thì cần tối thiểu 380 lít dung dịch vệ sinh.Các bước vệ sinh đường ống: Xả sạch nước còn trong đường ống. Đổ dung dịch sát trùng vào. Kiểm tra bọt của dung dịch sát trùng sau khi vệ sinh. Ngâm đường ống sát trùng với thời gian của nhà sản xuất khuyến cáo (nếu có thể nên để trên 24 tiếng). Xả sạch dung dịch sát trùng. Bổ sung thêm Clo vào nước uống của gà (3 – 5 ppm). Nên vệ sinh đường ống từ giếng khoan tới trạBước 5: Duy trì hệ thống ống nước sạch sẽ.Sau khi vệ sinh xong trại cần phải duy trì đường ống nước sạch sẽ. Ta có thể trộn các chế phẩm tẩy rửa hoặc chế phẩm có tính axít.Những điều cần lưu ý:Nếu chỉ sử dụng các chế phẩm như axít hữu cơ thì không thể ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn, nấm mốc trong hệ thống cấp nước. Khi sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa cần kiểm tra kỹ nồng độ, liều lượng tránh gây tổn hại cho người và trang thiết bị. Clo pha trong nước có thể làm giảm hiệu quả thuốc và vắc-xin. Cần điều trị cho gà khỏi bệnh trước, sau đó mới sử dụng Clo pha vào nước.Nguồn: channuoigiacam.com Theo thumbvet

NƯỚC GIÚP NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN

Nước không chỉ giúp duy trì sự sống cho động vật mà còn đảm nhiệm những chức năng dưới đây:- Vận chuyển tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng.- Điều chỉnh thân nhiệt.- Loại bỏ các chất thải.- Là thành phần cần thiết có trong máu và cơ quan trong cơ thể.Gà thường uống lượng nước gấp hai lần lượng cám ăn vào. Chiếm 70% trọng lượng cơ thể gà là nước, ở giai đoạn mới ấp nở thì tỷ lệ này chiếm tới 85%. Nếu lượng nước uống vào giảm hoặc cơ thể gà mất nhiều nước thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất sinh sản.Nước sẽ giúp duy trì sức khỏe cho gà, phát huy đầy đủ các chức năng trong cơ thể. Để gà đạt năng suất cao nhất ta cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho chúng.Để phòng chống việc mất nước ta phải cân bằng lượng nước uống vào và mất đi. Lượng nước gà mất đi có thể qua đường hô hấp, bay hơi, qua phân và nước tiểu. Lượng nước thải qua phân chiếm khoảng 20 – 30% lượng nước gà uống vào, đa số lượng nước sẽ thải qua đường nước tiểu. Lượng nước mất đi sẽ phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm của môi trường nuôi dưỡng.Những yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước uống vào của gàNgày tuổi: lượng cám và nước gà sử dụng có liên quan mật thiết tới ngày tuổi. Gà càng lớn thì lượng nước uống vào càng nhiều.Giới tính: giới tính cũng sẽ gây ảnh hưởng tới lượng nước gà uống vào. Từ tuần tuổi đầu tiên thì gà trống sẽ uống nhiều hơn gà mái. Lý do là mỡ trong gà mái nhiều hơn so với gà trống (so với mỡ thì chất đạm chứa nhiều nước hơn).Nhiệt độ môi trường nuôi: nhiệt độ môi trường nuôi cũng ảnh hưởng đến lượng nước uống vào. Lượng nước uống thường gấp 2 lần lượng cám (1,8:1; nhiệt độ 210C). Tuy nhiên, nếu gà bị stress nhiệt thì lượng nước uống vào sẽ tăng. Nếu tăng mỗi 1 độ C từ 210C thì lượng nước uống vào sẽ tăng 6 – 7% (NRC, 1994). Cần lắp thiết bị đo lượng nước uống nhằm kiểm tra lượng nước gà sử dụng hằng ngày.Nhiệt độ nước: ngoại trừ khi thực hiện vắc-xin thì các trại thường không quan tâm tới nhiệt độ nước uống. Nhiệt độ nước trong bồn có khuynh hướng tương tự như nhiệt độ môi trường nuôi dưỡng. Cần kiểm tra định kỳ nhiệt độ nước uống của gà. Nếu nhiệt độ nước trên 240C thì vào những ngày nóng phải nghiên cứu các biện pháp giúp hạ nhiệt độ nước. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bồn chứa. Bọc các vật liệu cách nhiệt hoặc che màn chống nắng cho hệ thống ống nước.Hệ thống núm uống: độ cao núm uống cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lượng nước gà uống. Cần kiểm tra định kỳ áp lực nước của núm uống có phù hợp với tiêu chuẩn nhà sản xuất không (áp lực nước phù hợp là 60 ml/phút).Hình 1: Điều chỉnh độ cao núm uống cho phù hợp. Thức ăn: để đẩy mạnh quá trình bài tiết khoáng chất ở thận thì gà sẽ tăng lượng nước uống vào. Nếu sử dụng cám có lượng protein cao nhưng gà không tổng hợp hết thì chúng sẽ tăng lượng nước uống vào để thải ra ngoài.Chất lượng nước: nước cho gà phải duy trì độ sạch, tiêu chuẩn khoáng chất phải nằm ở mức cho phép.Kết luận:Duy trì nhiệt độ nước uống thích hợp (10 – 120C). Lắp đầy đủ núm uống với độ cao và áp lực nước phù hợ Kiểm tra lượng nước gà uống hằng ngày và so sánh với lượng cám ăn và Khi nhiệt độ chuồng trại tăng phải tăng lượng nước uống (từ 210C nếu tăng mỗi 1 độ thì lượng nước uống phải tăng 6,5%). Áp dụng các biện pháp duy trì nhiệt độ phù hợp cho lượng nước uống. Định kỳ kiểm tra nhiệt độ nước uống, vi khuẩn có trong nước.Nguồn: channuoigiacam.com

10 BÍ QUYẾT CHO MỘT ĐÀN GÀ KHỎE MẠNH

Theo Hội đồng Gà Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2018, hơn 9 tỷ con gà thịt đã được ấp nở, và hơn 20 triệu tấn thịt gà đã được sản xuất. Điều này cho thấy Mỹ là nhà sản xuất gà thịt lớn nhất thế giới.Một trong những điều quan trọng nhất khi nuôi gà là cung cấp môi trường tự nhiên ổn định để chúng sinh sống và phát triển. Nếu bạn hiện đang nuôi hoặc đang cân nhắc đến việc nuôi gà, có một số điều bạn có thể làm để làm cho mô hình chăn nuôi của bạn thành công.Cho dù để kinh doanh hay để lấy thịt cung cấp cho gia đình, chăn nuôi gà khỏe mạnh là một sự đầu tư đáng giá về thời gian và công sức. Bất kể bạn lựa chọn gà giống như thế nào, chế độ ăn uống và môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà.Những bí quyết để chăm sóc đàn gà khỏe mạnhViệc chăm sóc đàn gà mạnh khỏe phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Những con gà hạnh phúc sống trong môi trường “không có stress” sẽ đẻ những quả trứng to hơn, có chất lượng thịt cao hơn so với những con gà nuôi với mật độ quá dày.Lựa đúng giốngNghiên cứu kĩ là yếu tố tiên quyết ở điểm này. Bạn đang kiếm giống gà sản xuất nhiều trứng hay cho nhiều thịt, hay cả hai?Nếu bạn kiếm giống gà đẻ sai, chúng tôi khuyến nghị hãy chọn giống gà Golden Comet. Chúng khá điềm tĩnh, có thể nuôi gần những vật nuôi khác, đẻ khoảng 250-300 trứng/năm.Đối với gà thịt, chúng tôi thích giống gà Buckeye vì khả năng chống chịu. Chúng được thiết kế để chống lại thời tiết lạnh, nhưng cũng có thể phát triển tốt trong hầu hết các môi trường và chúng cũng có khả năng đề kháng với mầm bệnh. Chúng nặng khoảng 4,5 kg khi trưởng thành và chúng cũng có màu sắc đẹp.Giống gà ưa thích của chúng tôi phục vụ cho 2 mục đích là giống Black Australorp. Gà trống thường nặng khoảng 4,25 đến 5 kg và gà mái nặng khoảng 3,25 đến 4 kg. Giống này cũng đẻ khoảng 250 trứng một năm, một con số khá ấn tượng. Mặc dù, chúng có thể hơi nhút nhát lúc ban đầu và thích ở trong chuồng, bạn nên cung cấp cho chúng thêm không gian để chúng có thể đào xới tìm thúc ăn.Quản lý chuồng gàNghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng bạn cần phải giữ cho nguồn nước sạch sẽ, mới và thay nước mỗi ngày. Xây dựng một nhà chuồng an toàn với đầy đủ ánh sáng. Tạo ra không gian an toàn bên trong là điều cần thiết với đàn gà và hãy cân nhắc về việc bổ sung một bóng úm dành khi sang đông.Và cũng cần kiểm tra chuồng thường xuyên để phát hiện những dâu hiệu hàng rào bị hư hỏng hay không chắc chắn, điều này sẽ giúp bảo vệ đàn gà khỏi tầm ngắm của những tay săn mồi. Nuôi gà trong chuồng kín giúp bảo vệ gà khỏi các loài như sói đồng cỏ, chó hoang, cáo và những loài khác.Bảo vệ đàn gà trước mầm bệnhCũng giống như đối với thú cưng, bạn cần chủng ngừa vắc-xin cho gà. Việc kiểm soát sâu bọ và kí sinh trùng phải đồng bộ với việc vệ sinh chuồng và chủng ngừaĐầu tư vào thức ăn chất lượng tốtDuy trì nguồn thực phẩm chất lượng tốt. Cân nhắc về việc bổ sung canxi và các phụ gia giàu khoáng chất như vỏ sò hay đá trầm tich và ngũ cốc. Điều này không chỉ làm phong phú chế độ ăn của gà, nó còn giúp bổ sung thêm canxi, hỗ trợ sản xuất ra các quả trứng khỏe mạnhNhững sai lầm phổ biếnMặc dù nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà, một số nhà chăn nuôi lại mới bắt đầu tham gia vào ngành này. Bên dưới là danh sách 5 điều mà chúng ta cần biết khi mới bắt đầu chăn nuôiTỉ lệ vàngTùy theo giống, tỉ lệ gà mái:gà trống sẽ khác nhau, nhưng chúng tôi khuyến nghị tỉ lệ 12 mái: 1 trống. Nếu bạn nuôi quá nhiều gà trống trong đàn, những con gà mái bị đạp mái quá nhiều khiến chúng bị rụng lông, còm lưng, và thậm chí là chấn thương.Không kiểm tra số lượng gàKhi bắt đầu nuôi gà, chúng ta thường để đàn gà tự kiếm ăn buổi sáng và quay về chuồng vào ban đêm. Tuy nhiên chúng ta không đếm chính xác bao nhiêu con. Điều này khiến cho đàn gà bị “mất quân” nhiều lần.Không đọc kĩ luậtCũng như với những vấn đề khác, luật chăn nuôi thay đổi theo từng địa phương và từng chi tiết. Việc quan trọng cần làm là đọc kĩ những quy định về chăn nuôi gà để tránh những khoản tiền phạt.Quên kiểm soát khí hậuTùy khu vực, trang trại của bạn có thể ở xứ nóng hay những khu vực bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Cố gắng bổ sung bóng râm cho gà có chỗ tránh nóng và nếu bạn ở khu vực lạnh hơn, hãy cân nhắc lắp thêm một đèn sưởi cho gà giữ ấm vào mùa đông.Quên xây chuồng gà cao lênĐây là phương pháp chúng tôi khuyến nghị vì nhiều lí do. Đối với những người mới bắt đầu, nếu bạn xây chuồng trên nền đất, loài săn mồi như chó hoang hay cáo có thể đào lỗ bên dưới tường hay hàng rào của chuồng và sau đó đột nhập và tấn công đàn gà. Cách này cũng giúp bạn bảo vệ gà trước khí hậu. Sàn chuồng sẽ bền hơn, không bị mục nát bởi những yêú tố như nước mưa hay đất ẩm.Tận hưởng gà ngoài sân hay trên bàn ănBất kể bạn đang chăn nuôi gà vì nhu cầu thực phẩm cá nhân hay để kinh doanh, công việc chăm sóc gà là như nhau, dù bạn chăm 2 con hay hàng trăm con. Điều khác biệt duy nhất là lượng thời gian cần thiết để chăm sóc chúng. Nguồn: channuoigiacam.com (Theo thepoultrysite)

BỆNH GIUN TRÒN VÀ SÁN DÂY TRÊN GÀ

Thường gà từ 2 tháng tuổi trở lên mới bị nhiễm nhiều. Khi bị nhiễm gà thường biểu hiện chậm lớn, giảm tính thèm ăn, xù lông, còi cọc, tiêu chảy và thiếu máu da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.Ở gà đẻ thấy lông xơ xác và giảm đẻ trứng.

BỆNH MỔ CẮN TRÊN GÀ

Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn… gây chảy máu. Khi máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích càng mổ cắn nhau mạnh. Khởi đầu chỉ một vài con trong đàn mổ cắn, nhưng nếu không can thiệp sớm có thể bùng phát trong toàn đàn, gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế.

CẮT MỎ VÀ LÀ MỎ GÀ

Con vật sốt cao 43 – 45oC, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Ho, hắt hơi, khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Đi loạng choạng, run rẩy, đầu lắc lư, quay cuồng khi bị xua đổi, mệt mỏi nằm lì, tụm đống lên nhau. Tiêu chảy, phân loãng trắng, xanh. Xuất huyết:  ở mào, yếm (gà dưới 2 tháng tuổi mào, yếm, thâm tím lại; gà trên 2 tháng tuổi mào, yếm thâm tím và có xuất huyết hoại tử ở rìa mào, ở dưới da, da chân, kẽ ngon chân). Tỷ lệ bệnh và chết rất cao. Giảm sản lượng và chất lượng trứng đột ngột

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

Gà sốt cao, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Đầu, mào, tích, chân tím bầm, phù và sưng. Tiêu chảy phân xanh, vàng, lẫn máu. Con vật vẹo cổ, mất thăng bằng, đi lại xiêu vẹo, bại liệt, không đứng hay đi được. Xuất huyết dưới da bàn chân và cẳng chân. Trứng giảm đột ngột.

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

Nhìn chung cả đàn gà vẫn ăn uống khỏe mạnh bình thường, nhưng gà ỉa chảy liên tục, phân sống có bọt khí, khi dùng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sẽ thuyên giảm trong 2-3 ngày, song ngay sau đó tiêu chảy lại tiếp diễn (kháng sinh không có tác dụng).Hình thể gà xấu xí, chân lùn, đi không vững, lông kém mượt lại bẩn do phân bám dính, có lẽ từ các bệnh chứng này nên người ta đặc tên cho bệnh là bệnh “gà lùn”.Gà bệnh chậm lớn hẳn so với những con khác cùng lứa tuổi, gây cảm giác như trong đàn gà gồm nhiều lứa tuổi khác nhau và cách nhau 2-3 tuần tuổi - Đến khi gà được 5-6 tuần tuổi thì những gà bệnh có biểu hiện thần kinh rất rõ: đi không vững, run rẩy và hay ngã khi xua đuổi.Tuy nhiên tỉ lệ chết không cao.

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

Thời gian ủ bệnh sưng phù đầu trên APV khoảng 3 ngày, khi mới nhiễm bệnh gà gần như không có biểu hiện nào rõ rệt, tỷ lệ chết thấp. Gà biểu hiện run đầu, phù vùng da đầu, mặt, mắt, thở nhanh, khó thở, ho, âm rale, chảy nước mắt, mũi, mắt híp, gầy yếu, đầu lắc, vẹo cổ, đi lại khó khăn. Giảm tỷ lệ đẻ 5-30%, giảm tỷ lệ ấp nở 5-10%, buồng trứng vỡ, teo, biến dạng, chất lượng vỏ trứng giảm: nhạt màu hơn, vỏ mỏng, dễ vỡ, dị dạng…

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

Thông qua việc tạo và giải phóng thân nhiệt sẽ giúp gà duy trì thân nhiệt nằm ở mức 40,1 – 41,7OC. Nếu nhiệt lượng sản xuất ra nhiều hơn lượng nhiệt lượng giải phóng gà sẽ bị stress nhiệt. Lúc này gà sẽ tăng cường hô hấp, tăng lượng nước uống vào và giảm lượng cám ăn. Khi nhịp hô hấp tăng nhanh thì carbon dioxide từ máu sẽ được thải ra nhiều à độ pH trong máu tăng (tăng độ kiềm), phá vỡ sự cân bằng chất dinh dưỡng vô cơ và chất điện giải trong cơ thể. Gà có thể giảm tỷ lệ đẻ, chất lượng vỏ trứng bị ảnh hưởng. Gà thịt có thể chậm lớn, ảnh hưởng tới FCR, tăng tỷ lệ chết. Đặc biệt, là những trại nuôi với mật độ cao nếu không chú ý để nhiệt độ chuồng trại tăng thì đàn gà sẽ bị thiệt hại rất lớn.Quản lý thức ăn: Vào mùa nóng gà sẽ giảm lượng cám ăn vào nên cần cung cấp cám có hàm lượng đạm cao. Tuy nhiên, những loại cám này thì thường giá cao. Hơn nữa, thức ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ dễ hư. Có thể chuyển sang cho ăn vào lúc thời tiết mát (lúc sáng sớm hoặc chiều tối). Không nên cho gà ăn khi thời tiết nóng. Bổ sung thêm chất điện giải và vitamin vào trong cám. Về mặt sinh lý khi hô hấp tăng, lượng cám ăn vào giảm thì mức độ cân bằng của chất điện giải bị phá hủy à ảnh hưởng tới quá trình hình thành vỏ trứng, tỷ lệ vỏ trứng bị bể cao. Bổ sung Na4Cl và NaHCO3 sẽ giúp cải thiện độ pH. Vitamin A, C, E sẽ giúp nâng cao sức miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Vitamin D3 giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi à giúp cải thiện chất lượng trứng.Bổ sung đầy đủ nước uống, vệ sinh silô cám để chống nấm mốc. Ban ngày có thể mở nắp silô để thoát nhiệt ra bên ngoài và ban đêm có thể đóng lại. Bên ngoài silô có thể bọc cách nhiệt để tránh nhiệt độ lên quá cao.Quản lý cấp nước: thông thường gà sẽ uống gấp đôi lượng cám ăn vào. Thời tiết nóng thì lượng nước gà uống sẽ gấp từ 4 – 8 lần lượng cám ăn vào. Nhiệt độ nước uống không được vượt quá 250C.Có thể bỏ đá vào bồn chứa nước để hạ nhiệt độ nước uống. Nước sẽ giúp gà ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại à hạn chế dịch bệnh. Định kỳ cần kiểm tra chất lượng nước.Quản lý đèn: Việc sử dụng đèn tròn sợi đốt có thể khiến nhiệt độ trong trại tăng cao. Nên sử dụng đèn có ánh sáng trắng không tỏa nhiệt.Quản lý chuồng trại: để giảm nhiệt độ cảm nhận thì trong trại cần điều chỉnh thông thoáng khí thích hợp. Nếu tốc độ gió 0,25 m/s có thể giảm nhiệt độ cảm nhận khoảng 0,560C. Tốc độ gió 2,54 m/s có thể giảm nhiệt độ cảm nhận lên tới 5,560C.Nếu lắp đặt hệ thống làm lạnh cooling pad có thể giúp giảm nhiệt độ chuồng xuống từ 3 – 5 0C và tăng độ ẩm lên từ 10 – 20%. Ẩm độ cũng sẽ ảnh hưởng tới stress nhiệt của gà. Nếu nhiệt độ là 200C nhưng độ ẩm lên tới 90% thì gà vẫn bị stress nhiệt. Mái chuồng trại nên lắp các vật liệu cách nhiệt hoặc hệ thống phun nước trên mái. Nguồn: channuoigiacam.com

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

Không khí nóng gây thiệt hại rất lớn đến ngành chăn nuôi gà. Gà có đặc điểm là thân nhiệt ở mức cao trên 410C, bao quanh thân là lớp lông dày, không có tuyến mồ hôi. Gà chỉ có thể điều chỉnh thân nhiệt qua hô hấp và bài tiết. Nhưng may mắn là mạch máu ở mào và vùng cổ có thể giúp gà điều chỉnh được thân nhiệt.Để duy trì được sự sống, sản xuất thịt và trứng gà phải sử dụng cám. Tuy nhiên, việc tiêu hóa thức ăn sẽ phát sinh rất nhiều nhiệt lượng. Gà phải hô hấp trong môi trường nóng ẩm sẽ rất dễ bị mệt, mất nước.Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là từ 10-20OC. Khi nhiệt độ đạt trên 30 OC thì lượng nước sẽ uống vào tăng nhưng lượng cám ăn vào sẽ giảm. Độ ẩm không khí trên 60% thì gà bắt đầu khó thở, miệng há rộng, chân và cánh dang ra. Trường hợp gà đẻ, trọng lượng và chất lượng trứng sẽ giảm. Một số trường hợp gà sẽ ngừng đẻ khiến tỷ lệ đẻ bị ảnh hưởng. Khi gà mệt mỏi kéo dài, nhiệt lượng tích tụ trong máu, khiến máu lưu thông không bình thường à máu bị axit hóa. Thông thường máu có tính kiềm nhẹ giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho tế bào, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết carbon dioxide còn dư ra bên ngoài.Nếu môi trường xung quanh nóng ẩm, máu không thể thải carbon dioxide ra bên ngoài khiến máu có tính axit nhẹ.Lượng axit lactic tích lũy trong cơ thể khiến cho gà dù chạm nhẹ cũng bị đau, phát ra tiếng kêu, gà không ngồi được. Lúc này não sẽ phát ra tín hiệu cho gà uống nước để duy trì tính kiềm trong máu. 70% trọng lượng cơ thể gà là nước. Ở gà con tỷ lệ này còn cao hơn. 75% trọng lượng trứng gà cũng là nước. Vì vậy để sản xuất trứng thì gà cần rất nhiều nước.Khi thời tiết nóng gà sẽ uống một lượng nước gấp 3 lần lượng cám ăn vào (trên 500 ml). Nhiệm vụ của trại là phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà.Hiện nay các trại mới xây có hệ thống đo lượng nước và pha thuốc hiện đại. Nhưng vẫn còn trại, cung cấp nước theo kiểu cũ là dùng ống nước dẫn tới từng chuồng. Khi sử dụng lâu ngày sẽ phát sinh các vấn đề nghẹt ống, thiếu nước. Ngoài ra, nước có thể nhiễm bẩn ngay từ trong bể nước. 90% máu chính là nước, nên nước là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của gà. Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và tế bào miễn dịch đến các cơ quan. Nước còn giúp tiêu hóa và bài tiết các chất thải ra bên ngoài. Thời tiết nóng sẽ khiến vi sinh vật trong đường ruột tăng, tiết ra các độc tố gà bị tiêu chảy.Chất điện giải chính là nước được pha với muối. Muối ở đây có thể là natri,kali, canxi và magiê. Những chất này sẽ hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường sự thẩm thấu của các ion âm và dương bên trong và ngoài thành tế bào tăng cường sức đề kháng của tế bào.Ở con người khi khô cổ, khát nước thì đó là tín hiệu của sự cân bằng chất điện giải bị phá vỡ. Còn gà khi liên tục bu quanh núm uống thì đó là dấu hiệu cần cung cấp bổ sung thêm chất điện giải. Gà khi bị stress do nhiệt độ cao, chúng sẽ tiết ra adrenaline khiến tốc độ tuần hoàn máu tăng nhanh. Cộng với việc tăng nhịp thở để nhận nhiều oxy khiến chất điện giải trong cơ thể gà bị sụt giảm. Trên thị trường hiện nay có bán nhiều chế phẩm chứa chất điện giải và có bổ sung thêm vitamin. Lưu ý nên lựa chọn các chế phẩm có chất lượng tốt, không đóng cặn gây nghẹt đường ống.  Nguồn: channuoigiacam.com

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

Ai cũng biết nước là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho gà nhưng đa số không biết lượng nước cần thiết cho gà là bao nhiêu. Việc lựa chọn hệ thống cấp nước cũng rất quan trọng, nếu không quản lý tốt thì nước có thể là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh.Có hai loại hệ thống cấp nước. Loại đầu tiên là loại dạng kín đến khi gà uống thì nước mới tiếp xúc với không khí (hệ thống núm uống). Loại hai là loại hở nước đựng trong máng, luôn tiếp xúc với không khí. Dạng hở dễ lẫn cám và phân gà à nước dễ bị nhiễm khuẩn. Hệ thống cấp nước dạng kín (núm uống) có ưu điểm là đảm bảo vệ sinh hơn, có khả năng hạn chế dịch bệnh tốt hơn. Người quản lý cần phải chú ý xem hệ thông cấp nước có bị hư hỏng hay rỉ nước khiến nền chuồng bị ướt hay không?Quản lý không để chất độn chuồng bị ướt:Độ ẩm chất độn chuồng ở khoảng từ 20-25% là phù hợp. Nếu độ ẩm cao hơn mức này thì các loại khuẩn như E.coli, cầu trùng, Salmonella dễ gia tăng. Ngoài ra hơi nước bốc hơi cũng sẽ khiến chuồng trại lạnh hơn. Bề mặt chất độn chuồng bị ướt sẽ vón cục, cứng không phù hợp với sự sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Chất độn chuồng bị ẩm sẽ khiến phân dễ phân hủy, phát sinh khí amoniac à ảnh hưởng tế bào biểu mô hô hấp. Nếu nồng độ ammoniac ở mức 5ppm thì gà đã dễ mắc các bệnh hô hấp. Ngược lại ờ nồng độ 5ppm thi mũi người không nhận biết được mùi. Con người chỉ nhận biết được khi khí ammoniac ở mức 25ppm. Nếu khí ammoniac ở mức 50-100ppm thì có thể gây mù mắt gà. Người quản lý nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của chất độn chuồng nhằm điều chỉnh độ cao và áp lực của núm uống. Nếu áp lực nước quá cao thì chất độn chuồng dễ bị ẩm. Áp lực nước thấp thì gà bị thiếu nước, giảm tăng trọng.Quản lý hệ thống cấp nước: Khi chất độn chuồng ẩm thì sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm lòng bàn chân, sưng phù ngực, viêm da. Khi gà mắc bệnh thì sẽ ảnh hưởng tới FCR cám, chậm lớn và tăng chi phí thuốc (phải sử dụng kháng sinh).Kiểm tra áp lực nước và núm uống có bị rỉ nước hay không. Nếu nắm rõ được độ ẩm của chất độn chuồng thì ta có thể dễ điều chỉnh lượng nước cung cấp.Phòng chống cặn bám trong ống nước: Phía trong đường ống nước thường bám một lớp màng sinh học (biofilm). Đặc biệt khi trong nước có vitamin, thuốc, đường thì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trường hợp nếu áp lực nước khi xịt rửa qua yếu sẽ không làm bong tróc được lớp màng này.Lớp màng sinh học đóng trong ống nước sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn và khiến vi khuẩn trong nước uống gia tăng. Khi gà uống nước bị nhiễm bẩn, với thân nhiệt của gà là 41,10C sẽ khiến vi khuẩn tăng nhanh à gà dễ mắc bệnh.Nước đã được sát trùng cũng có thể bị tái nhiễm bẩn. Một vi khuẩn E.coli ở nhiệt độ 320C trong vòng 24 tiếng có thể tăng tới 1000 tỷ vi khuẩn. Ta có thể sử dụng máy xịt cao áp phun xịt bên trong đường ống 1.5~3.0 bar (20~40 psi, kg/cm2 ). Ngoài ra nếu sử dụng chế phẩm H2O2 cũng giúp phân giải các dị vật và màng vi khuẩn trong ống. Tuy nhiên việc sử dụng chế phẩm H2O2 sẽ khiến nước có vị khác biệt à giảm lượng nước uống và cám ăn vào. Nếu quản lý nước uống cho gà tốt thì sẽ giúp gà khỏe mạnh, duy trì năng suất cao. Nguồn: channuoigiacam.com (Theo thepoultrysite)

BỆNH GOUT

Bệnh gout trên gà chia làm hai loại: Gout nội tạng và bệnh gout khớp.Bệnh gút nội tạng được biểu hiện bằng sự lắng đọng urat trong ống thận và các lớp thanh mạc của tim, gan, mạc treo, túi khí hoặc phúc mạc. Các chất lắng đọng urat trông giống như một lớp bụi phấn trắng. Urat lắng đọng nội tạng nói chung là do suy thận. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này có thể là tắc nghẽn niệu quản, tổn thương thận hoặc mất nước.Bệnh gout khớp được đặc trưng bởi sự lắng đọng urat quanh khớp (tophi), đặc biệt là xung quanh các khớp ngón chân và bàn chân. Các khớp được mở rộng và ngón chân - dị dạng.1. NGUYÊN NHÂNChế độ ăn thừa đạm đặc biệt là đạm động vật như bột thịt.Thiếu vitamin A.Bệnh thận và độc tố của nấm.Dư thừa canxi >3% , dư thừa vitamin D3Độc tính Natri Bicacbonat2. TRIỆU CHỨNGCác khớp được mở rộng và ngón chân - dị dạng. chân sưng.Ngoài ra không có dấu hiệu lâm sàng nào.Tỷ lệ tử vong có thể tăng và tồn tại khoảng 2-4% hàng tháng trong thời kỳ sản xuất.Tỷ lệ chết toàn đàn bị ảnh hưởng nặng nề có thể lên tới 50%.3. BỆNH TÍCHThận sưng to, có đốm hoặc màu nâu, niệu quản căng do tích tụ chất màu trắng dính. Sự lắng đọng chất trắng như phấn trên màng tế bào và các cơ quan khác nhau của cơ thể.Sau khi mở các khớp bị ảnh hưởng, mô quanh khớp có màu trắng. Cũng có thể nhìn thấy một chất bán lỏng màu trắng, do cặn urat.Trường hợp mãn tính, có thể quan sát thấy kết tủa urat ở khí quản, mào, tích, vv4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhHạn chế các nguyên nhân gây bệnh gout trên gia cầmTăng lượng nước cho gà uống và bổ sung thêm vitamin A. 4% rỉ đường và thuốc lợi tiểu trong nước uốngSử dụng các loại acid hữu cơ như: PRODUCTIVE ACID SE  pha 1-2ml/ 1 lit nước uống giúp acid hóa nước tiểu ngăn chặn không cho tích tụ urat trong thận thêm, ngoài ra còn giúp kích thích gà uống nhiều nước hơnCung cấp thức ăn cân bằng cho gia cầmBổ sung các loại vitamin cho gà:PRODUCTIVE AD3E thành phần gồm vitamin A, D3, E liều với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày AMILYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, K3, E, B2, B12,B3, B5, … Liều dùng pha 2g/lít nước uống. PRODUCTIVE FORTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, PP, B1, B6. Liều dùng tiêm bắp cho gà, vịt đẻ liều 0,5cc/con/tháng. Hoặc pha nước uống cho gà con và gà giò 1cc/lít nước. VITROLYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B12, Biotin, B3, B2, B5, B6, B1, .....Liều dùng pha nước uống 2-3G/Lit nướcThường xuyên sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nướcTrị bệnhTìm nguyên nhân và điều trị dựa vào nguyên nhân đó. Tập chung vào các nguyên nhân hay gây ra gout như thiếu nước hoặc thiếu núm uống, tỉ lệ canxi bổ sung, độc tốc nấm mốc, lượng muối NaCl, thiếu vitamin A,… 

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

Cách phòng, chống bệnh dịch tả trên đàn vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chẩn đoán bệnh tiềm ẩn bên trong...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm