Bệnh gà

VAI TRÒ CỦA ACID HỮU CƠ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

Axit hữu cơ là các hợp chất hóa học chứa một hoặc nhiều nhóm axit (–COOH) trong phân tử của chúng. Trong chăn nuôi, các axit hữu cơ như axit fumaric, axit citric, axit formic, axit propionic... thường được sử dụng để cải thiện hiệu quả tiêu hóa, kháng khuẩn, cân bằng dinh dưỡng và giảm mùi hôi trong môi trường. Dưới đây là vai trò của acid hữu cơ trong chăn nuôi gia cầm 1. Giảm pH trong đường tiêu hóaTăng cường tiêu hóa: Axit hữu cơ như axit fumaric, axit citric, axit propionic, acid lactic... có khả năng giảm pH trong dạ dày và ruột của gia cầm. Việc giảm pH này tạo môi trường axit phù hợp cho hoạt động của enzyme tiêu hóa và vi khuẩn có lợi, giúp gia cầm tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.2. Kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây bệnhBảo vệ sức khỏe đường ruột: Axit hữu cơ có tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella và E. coli trong đường tiêu hóa của gia cầm. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và cải thiện sức khỏe đường ruột cho gia cầm.3. Cải thiện hương vị thức ăn và thúc đẩy sự thèm ănTác dụng lên vị giác: Một số loại axit hữu cơ có thể làm tăng mùi vị và hương vị của thức ăn, từ đó kích thích sự thèm ăn và khả năng tiêu thụ thức ăn của gia cầm. Điều này có thể dẫn đến tăng cân năng suất sinh sản của gia cầm.4. Giảm khí thải độc hại và mùi hôiHiệu quả về môi trường: Sử dụng axit hữu cơ trong thức ăn giúp giảm lượng khí thải độc hại như amoniac (NH3) trong môi trường nuôi trồng gia cầm. Điều này không chỉ cải thiện môi trường sống mà còn giảm thiểu mùi hôi trong khu vực nuôi trồng.5. Điều chỉnh chất lượng thức ăn và cân bằng dinh dưỡngTối ưu hóa hấp thụ dinh dưỡng: Axit hữu cơ có thể giúp cân bằng chất lượng thức ăn bằng cách tối ưu hóa hấp thụ dinh dưỡng và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể gia cầm.6. Phòng trừ các loại ký sinh trùngTác dụng phòng trừ: Ngoài tác dụng kháng khuẩn, axit hữu cơ cũng có thể có tác dụng phòng trừ một số loài ký sinh trùng như sán lá gan (Ascaris galli), giúp giảm nguy cơ nhiễm sán và các bệnh liên quan đến ký sinh trùng cho gia cầm.==> Do đó cần bổ sung Acid hữu cơ cho gia cầm bằng sản phẩm PRODUCTIVE AICID SE nhằm giúp vật nuôi khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường sức khoẻ đường ruột

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC TỚI CHĂN NUÔI GIA CẦM

Sự tồn tại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi là một mối đe dọa nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là khi chăn nuôi gia cầm đang ngày một đi vào hiện đại với quy mô dần được mở rộng do đó các nhà chăn nuôi cần hiểu rõ về độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào lên gia cầm.Nấm mốc và các độc tố do nấm mốc sản sinh ra (mycotoxin) có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Dưới đây là các tác hại chính của nấm mốc đối với vật nuôi: 1. Suy giảm hệ miễn dịchYếu đi hệ miễn dịch: Mycotoxin làm suy yếu hệ miễn dịch của vật nuôi, khiến chúng dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Hệ miễn dịch suy yếu cũng làm giảm khả năng chống lại bệnh tật thông thường, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong.2. Chậm phát triển và tăng trưởngGiảm hấp thụ dinh dưỡng: Nấm mốc và độc tố của chúng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến chậm phát triển và tăng trưởng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng và kích thước của vật nuôi, gây giảm hiệu suất sản xuất.3. Tổn thương nội tạngGan: Nhiều loại mycotoxin như aflatoxin gây tổn thương gan nghiêm trọng, làm giảm chức năng gan và có thể dẫn đến bệnh gan mãn tính. Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa, nên tổn thương gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của vật nuôi. Thận: Ochratoxin và các mycotoxin khác có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc và thải độc của cơ thể, dẫn đến suy thận và các vấn đề liên quan.4. Các vấn đề về sinh sảnGiảm sản lượng: Đối với gia cầm, mycotoxin làm giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng. Trứng có thể nhỏ hơn, vỏ mỏng và tỷ lệ phôi kém. Đối với gia súc, nấm mốc có thể làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ thụ thai. Giảm tỷ lệ nở trứng: Độc tố nấm mốc ảnh hưởng đến phôi trong trứng, làm giảm tỷ lệ nở thành công và ảnh hưởng đến việc tái đàn, gây hậu quả kinh tế đáng kể.5. Triệu chứng lâm sàngRối loạn tiêu hóa: Vật nuôi nhiễm độc tố thường xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, và viêm ruột. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm hiệu suất chuyển đổi thức ăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Giảm trọng lượng cơ thể: Do giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa, vật nuôi bị nhiễm độc tố thường giảm trọng lượng cơ thể, dẫn đến hiệu suất chăn nuôi kém và giảm lợi nhuận kinh tế.6. Tác động cấp tế bàoTổn thương tế bào: Mycotoxin gây tổn thương màng tế bào, làm gián đoạn chức năng tế bào và dẫn đến chết tế bào. Tổn thương tế bào ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống trong cơ thể vật nuôi. Tổn thương DNA: Một số mycotoxin có thể gây tổn thương DNA, dẫn đến đột biến và tăng nguy cơ ung thư cũng như các bệnh di truyền.7. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soátQuản lý thức ăn: Chọn thức ăn đã qua kiểm định chất lượng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Sử dụng các biện pháp bảo quản tiên tiến để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tố. Kiểm tra và giám sát thường xuyên: Thực hiện kiểm tra định kỳ chất lượng thức ăn và môi trường nuôi để phát hiện sớm sự hiện diện của nấm mốc và có biện pháp xử lý kịp thời.Kết luận Nấm mốc và các độc tố do nấm mốc sản sinh ra là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Việc hiểu rõ và kiểm soát tốt nấm mốc là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, đảm bảo năng suất chăn nuôi và duy trì hiệu quả kinh tế. Các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng đồng bộ và liên tục để giảm thiểu rủi ro từ nấm mốc.

1 SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MẠT GÀ

1. Biện pháp phòng ngừa hiện tượng gà bị nhiễm mạt Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa hiện tượng gà bị nhiễm mạt là loại bỏ những nguyên nhân sinh ra mạt gà xung quanh nơi gà ở bằng cách: – Khi kết thúc 1 lứa nuôi và muốn vào lứa mới, người nuôi phải để thời gian trống chuồng trong khoảng 15 – 20 ngày. Và trong khoảng thời gian này, cần phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp tẩy uế, sát trùng chuồng trại trước khi vào lứa mới để tiêu diệt mạt gà ở lứa cũ.Có thể sử dụng 1 số loại thuốc sát trùng như FOAM 32T/KLOTAB/DESINFECT GLUTAR ACTIVE – Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, đảm báo chất độn chuồng luôn khô ráo bằng việc sử dụng NOVA DRY/CONFORT DRY, và phải đảm bảo đủ ánh sáng trong khu vực chuồng nuôi. – Sử dụng FOAM 32T – Loại sát trùng có tính an toàn đối với vật nuôi và hiệu quả đối với ký sinh trùng để phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng nuôi Ngoài ra, người chăn nuôi có thể dùng vôi bột rắc trong chuồng gà, đặc biệt là những góc hoặc ổ ngóc ngách thường là các ổ mạt gà lớn. 2. Biện pháp điều trị khi gà bị nhiễm mạt Khi phát hiện ra gà bị nhiễm mạt, cần cách lý những con bị nhiễm để điều trị riêng, tránh hiện tượng mạt gàlây lan nhanh ra toàn đàn. - Thay mới chất độn chuồng, vệ sinh toàn bộ máng ăn, máng uống của gà, xử lý các ngóc ngách, kẽ hở, khe nứt, nền chuồng trong chuồng nuôi nơi mạt gà hay cư trú sạch sẽ.– Nếu số lượng gà bị nhiễm mạt ít: thì UMBROMITE nên được sử dụng với liều 750ml/1000l nước( dựa trên 200ml nước/con.ngày) như sau: sử dụng  lần đầu để kiểm soát:3 tuần sau khi gà lên chuồng dùng liên tục 5-7 ngày. Nhắc lại sau 10 tuần, mỗi tuần 1 lần trong khoảng từ 6-10 tuần– Nếu số lượng gà bị nhiễm mạt nhiều thì  UMBROMITE dùng theo liều 750ml/1000l nước dung liên tục 5-7 ngày. Điều trị nhăc lại 1 lần/tuần trong vòng 10 tuần– Cùng với đó, cho gà sử dụng thêm sản phẩm  AMILYTE/T.C.K.C/SUPER C để bổ sung đồng thời vitamin, điện giải & giải độc gan thận LIVERCIN/SORAMIN giúp tăng cường sức đề kháng cho gà kết hợp với men tiêu hóa ZYMPRO/PERFECTZYME để bổ sung men sống giúp vật nuôi tăng khả năng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, nhanh hồi phục sức khỏe.                            

MẠT GÀ VÀ NHỮNG THIỆT HẠI DO MẠT GÀ GÂY RA

1. Nhận biết về con mạt gà - Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae hay còn có tên gọi khác là ve đỏ gia cầm, rệp. Đây là một loài ký sinh trùng sống ký sinh ngoài cơ thể trên da và lông của gà.Mạt gàcư trú ở trong các ổ, kẽ nứt, kẽ hở và trong chất độn chuồng.- Thân của mạt gà có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn và thưa. Mạt gà có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân, ống thở dài tới gốc đôi chân thứ hai. Sau khi chúng hút máu gia cầm thì thân hình mạt gà có màu đỏ, khi đói sẽ có màu đen, xám hoặc trắng. 2. Nguyên nhân gà bị nhiễm mạt - Khi môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm như: Chất thải , chất độn chuồng ẩm ướt, chuồng ít ánh sáng sẽ tạo điều kiện chomạt gàphát triển và lây lan nhanh chóng. Do thời gian để trống chuồng giữa các lứa nuôi chưa hợp lý làm cho mạt gà lây lan từ lứa này sang lứa khác.- Hiện tượng gà bị nhiễm mạt sẽ lây lan khi những con gà không bị nhiễm mạt tiếp xúc với gà bị nhiễm trong chuồng hay do tiếp xúc với những loài gia cầm bị nhiễm khác. 3. Vòng đời của mạt gà Mạt gà đẻ trứng ở những nơi chúng ẩn náu. Con cái thường đẻ khoảng 30 – 50 trứng, trứng nở ra ấu trùng có 6 chân, sau 1-2 ngày ấu trùng lột xác và phát triển thành dạng 8 chân, cuối cùng phát triển thành dạng trưởng thành. Toàn bộ vòng đời của mạt gà có thể diễn ra ít nhất 7 ngày. Mạt  gà thường cư trú ở tại đầu, ngực, bụng và thỉnh thoảng tấn công vào phần mềm của lỗ chân lông. Mạt gà sẽ cắn và hút máu của gà để sống gây nên sẽ gây ngứa cho gà. Mạt gà có thể cắn người nhưng không sống được lâu trên cơ thể người. 4.Thiệt hại do mạt gà gây ra đối với gà Khi gà bị nhiễm mạt, nếu người nuôi không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và năng suất của đàn gà, vìmạt gàsinh sản nhanh và có thể tồn tại dai dẳng từ lứa gà này sang lứa gà kia. Những thiệt hại rõ ràng nhất mà mạt gà gây ra như sau:Giảm hiệu suất sinh trưởng: Mạt gà có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của gà. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu suất sinh trưởng, làm giảm cân nặng và tăng thời gian nuôi dưỡng. Gà còi cọc, nhợt nhạt, bỏ ăn. Lông xù xơ xác, ngứa ngáy khó chiu dẫn đến tăng mức độ rỉa lông, mổ lông,… Đối với gà đẻ: Giảm sản lượng trứng, giảm chất lượng trứng Gà dễ nhiễm bệnh do ẩn chứa những mầm bệnh lây lan qua đường máu khimạt gà đốt những cá thể nhiễm bệnh, tỷ lệ chết cao Tăng chi phí điều trị và quản lý: Điều trị và quản lý mạt gà đòi hỏi chi phí cao, bao gồm chi phí cho thuốc kháng sinh và các biện pháp quản lý dịch bệnh. Lây lan các bệnh nhiễm qua đường máu thông qua các vết đôt 

1 SỐ LƯU Ý KHI NUÔI GÀ VÀO MÙA NÓNG

Nhiệt độ nóng làm gà đẻ trứng kém ăn cùng với việc giảm năng xuất trứng cũng như khối lượng trứng, đối với gà nuôi thịt thì giảm trọng lượng và tỷ lệ nuôi sống thấp, do vậy để hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ nóng, khi cho ăn cần chú ý một số điểm sau:1. Cho ăn riêng canxi(CALPHO, CANXIPRO): -  Điều này giúp tăng đáng kể lượng thức ăn ăn vào cũng như mức canxi tiêu thụ, đồng thời giúp cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.– Nhiệt cơ thể tăng 7-12% sau 2 giờ cho ăn và trao đổi chất của thức ăn ăn vào làm tăng phần lớn nhiệt độ cơ thể. Vì vậy        nên cho gà ăn vào lúc mát ban đêm và nghỉ vào ban ngày. 2.Cung cấp thoải mái nước mát và sạch: Tăng lượng nước cũng như máng uống. Đường ống dẫn nước và bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt vì nước mát sẽ giúp cho gà hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể. 3.Thay thế năng lượng trong thức ăn bằng năng lượng của chất béo: Là một cách để hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn xấp xỉ 30% so với chất béo. 4.Chuồng trại: Mái nhà phản chiếu hoặc có tấm chống nóng dưới mái là những phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả. Bốc hơi làm lạnh, phun sương cho gà rất có lợi ngay cả trường hợp khí hậu ẩm.5. Giảm mật độ gà - Góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn.– Thêm vào nước uống 0.25% muối làm tăng lượng nước uống vào và cũng có ích cho đàn gà. 6. Bổ sung thêm vitamin C ( SUPER C/ T.C.K.C/ VITROLYTE) vào nước uống - Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có khả năng chuyển hoá cáo giúp tăng lực, thanh nhiệt, giải độc, bù nước, chống nóng, chống stress...- Cân bằng thân nhiệt, tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng 7.Bổ sung thêm ZYMEPRO/PERFECTZYME - Làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong điều kiện nóng. 

4 CÁCH KIỂM SOÁT TRỨNG GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Câu hỏi phổ biến mà tôi nhận được từ các nhà sản xuất trứng đều có liên quan đến kích thước trứng. Hầu hết các nhà chăn nuôi đều muốn gà mái của họ sản xuất ra những quả trứng lớn nhất có thể, mặc dù điều này cũng có thể làm giảm sức đề kháng của vỏ trứng.Gà mái tích lũy khoảng 2g canxi cho mỗi quả trứng, bất kể kích thước trứng. Vì vậy, những quả trứng lớn hơn có xu hướng có vỏ mỏng hơn, hoặc dễ vỡ hơn. Nhưng trứng lớn hơn có thể có giá bán cao hơn, và đây là danh sách tóm tắt các cách giúp tăng trọng lượng trứng. 1.Trọng lượng cơ thể Những gà mái nặng hơn sẽ sản xuất ra những quả trứng nặng hơn. Điều này được thể hiện rõ giữa những gà đẻ trứng nâu và gà đẻ trứng trắng, nhưng điều này cũng đúng với những gà đẻ cùng nhóm màu trứng. Những con gà nặng hơn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn cho nhu cầu duy trì, và điều này phải được cân bằng với lợi ích từ việc thu được những quả trứng lớn hơn. 2.Lượng ăn vào  Điều này xuất phát từ ý phía trên nhưng nhìn chung, nó liên quan đến những gà mái đã đạt đến trọng lượng cơ thể trưởng thành. Ở những con gà này, lượng ăn vào tăng nhẹ sẽ giúp trứng nặng hơn mà không làm tăng thêm trọng lượng cơ thể. Có lẽ điều này liên quan đến sự tăng nhẹ protein (methionin). Ở bất kỳ mức độ nào, nếu cho ăn quá nhiều sẽ khiến gà mái tăng trọng lượng cơ thể vượt quá tiêu chuẩn được chấp nhận và cuối cùng sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất. 3.Lượng protein ăn vào Trọng lượng trứng rất dễ thay đổi khi có sự thay đổi nồng độ methionine, đặc biệt là trong thời kỳ cao điểm của giai đoạn đẻ trứng. Để không bị thay đổi trọng lượng thì khẩu phần phải đầy đủ methinoine. Trong suốt giai đoạn sau của chu kỳ đẻ trứng, kích thước trứng không còn phản ứng nhiều với methionie nữa. Thay vào đó, số lượng trứng sẽ phản ứng nhiều nhất với nồng nộ methionine. 4. Các axit béoMột số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung thêm axit linoleic có thể giúp tăng trọng lượng trứng. Nhưng điều này cũng phức tạp bởi còn liên quan đến năng lượng/ lượng ăn vào và trọng lượng cơ thể. Bổ sung axit béo omega-3 cũng giúp tăng kích thước trứng và duy trì số lượng trứng. Nhìn chung, kích thước trứng có thể được kiểm soát thông qua dinh dưỡng, nhưng đây là vấn đề không đơn giản tốt nhất nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm. Nếu không thì lợi ích có thể bị mất đi do chi phí thức ăn tăng quá mức hoặc giảm các thông số năng suất khác. 

TẠI SAO LẠI MỔ KHÁM VÀ KHI NÀO MỔ KHÁM GÀ

    Mổ khám gà là khâu vô cùng quan trọng để xác định đúng bệnh của gà. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 1.Tại sao cần mổ khám gà?Điều trị theo biểu hiện bệnh nhưng gà không khỏi. Gà mắc bệnh và chết số lượng chết tăng không giảm. Không biết rõ gà bị bệnh gì.2. Khi nào thì cần mổ khám Nếu trên đàn gà xuất hiện một trong những biểu hiện dưới đây thì cần mổ khám:Khám thể trạng chung: khối lượng, béo hay gầ Khám đầu: chảy nước mắt, nước mũi, sưng phù đầu, màu sắc, kích thước mào và tích, dịch nhầy ở miệng, Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mượt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không? Những biểu hiện có thể gặp trong các bệnh:cơ xuất huyết: Bệnh Gumboro, hội chứng xuất huyế Phù thũng quanh hốc mắt và sưng: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Mycoplasma, Coryza. Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trù Ngoẹo cổ: Tụ huyết trùng, Newcastle.3.Tiến hành mổ khám Cắt tiết gia cầmSau khi gia cầm chết, tiến hành mổ và quan sát:Quan sát tổng quan bên ngoài: màu sắc của da, dịch mắt, dịch mũi, vùng lông quanh hâu môn, đánh giá thể trạng… Tách da vùng bụng để bộc lộ cơ ức và cơ đùi, đồng thời đánh giá bệnh tích cơ (viêm, xuất huyết, hoại tử cơ). Cắt đôi xương và cơ ức để bộc lộ các nội quan bên trong, kiểm tra các hệ thống cơ quan:+ Hệ thống hô hấp và tim: đánh giá tình trạng túi khí (màu sắc, những bất thường), kiểm tra phổi (viêm, phù, tích dịch, tích casein…), cắt và kiểm tra khí quản, rồi kiểm tra lên vùng đầu: xoang mũi, dịch mũi. Tim: biến đổi trên cơ tim, màng bao tim.+ Hệ tiêu hóa: kiểm tra hệ tiêu hoáThực quản: xuất huyết Diều: dị vật, xuất huyết? Dạ dày tuyến: xuất huyết, giun sán lá? Dạ dày cơ: Màng dễ bóc? xuất huyết, giun? Ruột: Tụ huyết hay xuất huyết? có xuất hiện nốt loét hay không? giun? sán lá? sán dây? Manh tràng: van hồi manh tràng xuất huyết, sưng, phân lẫn máu? Xuất huyết, sán? Túi Fabricius: Sưng? xuất huyết? Fibrin? sán lá? Lỗ huyệt: có xuất huyết không+ Kiểm tra hệ tiết niệu: thậncó sưng, xuất huyết không+ Kiểm tra cơ quan sinh sản: buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn+  Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra thêm: Niêm mạc hậu môn, niêm mạc mắt, dây thần kinh đùi, não    Sau khi ghi nhận những biến đổi về bệnh tích của các cơ quan, chúng ta cần tổng kết lại và đánh giá kỹ lưỡng để định hướng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trường hợp bệnh tích không rõ ràng, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tăng độ chính xác của công tác chẩn đoán. 

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO GÀ

Phòng bệnh cho gà là một phần quan trọng của quản lý vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ và hiệu suất sản xuất của đàn gà. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh quan trọng cho vật nuôi 1. Tiêm phòng định kỳ: Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho gà như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro, E.coli….Để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà con có thể tham khảo quy trình dưới đây:Ngày tuổi Loại vaccine Đường cấp1 Vaccine Mareck Tiêm1 – 3 Vaccine Cầu trùng Nhỏ mắt, mũi miệng5-7 Vaccine IB, Lasota Nhỏ mắt, mũi miệng8-10 Là mỏ hoặc cắt mỏ Là hoặc cắt10-12 Vaccine Gum, vaccine Đậu Nhỏ mắt, mũi miệng, chủng màng cánh15 Vaccine  sưng phù đầu SHS Cho uống hoặc Nhỏ mắt, mũi miệng18 Vaccine Cúm lần 1 Tiêm dưới da20 Vaccine Newcatxon lần 2 Cho uống25 Vaccine gumboro lần 2 Cho uống30 Vaccine ILT quản truy Cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi, miệng35 Vaccine Newcatxon Tiêm40 Vaccine cúm lần 2 Tiêm45 Vaccine Newcatxon Cho uống75 Vaccine Newcatxon Cho uống2.Vệ sinh chuồng trạiThường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ, dùng KLOTAB 1 viên cho 10 l nước, hoặc Nano Đồng để sử lý trấu trước và trong khi nuôi để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn… Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt phải có lớp chất độn chuồng hút ẩm, khô ráo, bằng cách rắc COMFORT DRY/NANO DRY lên nền chuồng để giảm ammoniac, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại3.Kiểm soát côn trùng và ký sinh trùng: Côn trùng như ve, bọ chét, và kí sinh trùng như giun, sán có thể gây ra nhiều bệnh cho gà. Sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng an toàn và hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm 4.Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ các sản phẩm bên ngoài như VITROLIEF, PRODUCTIVE ACID SE, ZYMEPRO, LIVERCIN, CALPHO ORAL . Đảm bảo gà có đủ nước sạch và thức ăn chất lượng 5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn gà để phát hiện kịp thời các bất thường hay dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời 6. Giám sát và theo dõi: Thường xuyên dám sát sức khoẻ của đàn gà và ghi những biểu hiện bất thường 7. Sử dụng thuốc điều trị: Khi phát hiện gà mắc bệnh, thực hiện điều trị bằng thuốc phù hợp với sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Ví dụ gà bị đi ỉa phân xanh, phân trắng thì sử dụng sản phẩm  NANO BERBERIN ,  SOLAMOX 8. Quản lý môi trường nu Kiểm soát môi trường nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thông gió để giảm stress và nguy cơ lây nhiễm bệnh 9. Phòng chống lây nhiễm: Tách biệt gà mắc bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đảm bảo quy trình vệ sinh và tiêm phòng đúng cách bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc sát trùng định kỳ như KLOTAB 1 viên cho 10l nước, hoặc NANO ĐỒNG để xử lý nấm, mốc...

1 SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

I. Gà Ri      Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt  Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và  miền Trung.Gà có màu lông đa dạng. 1.Đặc điểmThân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2kg Thịt gà ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn. Ưu điểm: dễ nuôi, sức đề kháng cao, cần cù chịu khó kiếm ăn, nuôi con khéo2.Các dòng gà RiGà Ri vàng rơm Gà Ri hoa mơ: có mào cờ, màu da vàng, màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ3.Năng suất:  Mặc dù không có năng suất cao như các giống gà thịt chuyên nghiệp, nhưng gà Ri thường được nuôi theo hình thức gia đình hoặc nhỏ lẻ với mục đích đa dạng hoá thu nhập 4.Độ bền: Gà Ri thường khoẻ mạnh, chịu được khí hậu và điều kiện môi trường khác nhau, phù hợp cho việc nuôi ở các vùng miền có địa hình khó khăn. 5.Tính hiếu động: Gà Ri thường rất nhanh nhẹn và hoạt bát, có thể tự đi kiếm thức ăn và khá tự nhiên trong việc di chuyển trong môi trường chăn nuôi. II. Gà Ai Cập1. Nguồn gốcGà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà. Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng. Họ nuôi giống gà Fayoumi là giống có nguồn gốc từ thành phố Fayoum cổ đại của Ai Cập.2. Đặc điểmGà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện hình nhỏ nên thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà Ai Cập có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon. Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Ai Cập có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn tùy theo khả năng diện tích đất đai của chủ hộ. Đây là loại gà ưa yên tĩnh, thích hợp với vùng đồi. Sau 20 tuần tuổi gà Ai Cập đã bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, gà đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên. Năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm. Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80% trứng to và đều. Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ chiếm 34%.3. Màu sắc: Chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn cho nên gọi là mắt hoa hậu 4.Tính cách và hành vi: Gà Ai Cập thường rất hoạt bát, tự nhiên và thích khám phá. Chúng cũng có tính chất độc lập và không dễ dàng bị nhốt lại. 5. Những lưu ý khi nuôi gà Ai CậpMật độ nuôi gà con khi úm: 1m vuông có thể úm được 30-35 con Mật độ nuôi gà hậu bị và sinh sản: 7-8 con/m2 Mật độ ghép gà trống mái theo tỉ lệ: 1 trống 7-8 mái Lưu ý: chỉ khai thác tối đa gà đẻ 12-14 tháng( tính từ khi đẻ) để đạt hiệu quả năng suất trứng tối đa Phải tiêm phòng đầy đủ vaccin cho gà theo khuyến cáo của nhà sản xuất

QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG GÀ CON HIỆU QUẢ

1. Công tác chọn gà con -  Để đảm bảo cho đàn gà luôn phát triển tốt nhất, việc chọn gà con cũng rất quan trọng. Lưu ý chỉ chọn những gà con khỏe mạnh:- Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng, không cong vẹo.- Gà con có mắt tròn, sáng.- Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống, dòng (điều này chỉ là tương đối vì đôi khi trong thực tế màu lông gà con khác hoàn toàn với khi chúng trưởng thành).- Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình.- Rốn gà con khô và khép kín, không bị viêm.- Bụng thon, mềm. 2. Chuồng trại và trang thiết bị – Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng cách xa chuồng gà trưởng thành. Trước khi nuôi đợt mới, phải dọn vệ sinh, sát trùng( KLOTAB 1 viên cho 10 lít nước hoặc NANO ĐỒNG/DESENFECT GLUTAR ACTIVE và để trống chuồng ít nhất 2 tuần. – Cần chuẩn bị đầy đủ số lượng chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 100 – 200W, treo cách nền chuồng từ 30 – 40cm. 3. Nước uống  – Đối với gà con, nước là nhu cầu đầu tiên của chúng . Chính vì vậy, chú ý việc cung cấp đủ nước trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà con. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu thì bà con nên pha vào nước 5g đ ường glucozo + 1g vitamin C/1 lít nước uống. 4. Thức ăn và cách cho ăn - Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau.- Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.– Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.Giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay. Sau 1 tuần có thể thay thế bằng máng tròn hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng gà con Nhiệt độ úm gà con: + Gà con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.+ Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều. Độ ẩm chuồng úm, chế độ chiếu sáng Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ngày, từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng. Mật độ chuồng úm, tránh cắn mổ – Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2 từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống.– Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 8-15 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. 6. Quy trình phòng bệnh – Để tránh các nguồn bệnh phát sinh, trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm.– Trong 3 ngày đầu cho gà con uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Cách cho uống: hòa thuốc vào nước uống có kèm theo các loại vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con.– Nếu gà con bị hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.Đặc biệt phải chủng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 

THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH

   Sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều loại cây trồng nông nghiệp cần thuốc trừ sâu và các hóa chất khác để phát triển tối ưu. Mặc dù những hóa chất này có mục đích quan trọng, nhưng dư lượng của chúng có thể xâm nhập vào thức ăn chăn nuôi, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y, việc nhận thức được những rủi ro này là chìa khóa để đảm bảo các hoạt động chăn nuôi an toàn. Bài viết này nêu ra các yếu tố chính cần xem xét khi sử dụng hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. 1.Hiểu về dư lượng hóa chất Các loại cây trồng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thường được xử lý bằng thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác có thể để lại dư lượng. Những dư lượng này có thể tích tụ trong vật nuôi thông qua thức ăn, dẫn đến các sản phẩm động vật bị nhiễm bẩn khi sử dụng làm thực phẩm cho con người. Mặc dù nhiều dư lượng không gây rủi ro ở mức độ phơi nhiễm thông thường, nhưng một số hóa chất có khả năng tích tụ sinh học và tồn tại lâu dài lại cực kỳ độc hại ngay cả ở liều lượng thấp.Điều quan trọng là phải tuân thủ tất cả các hướng dẫn ghi trên nhãn, hướng dẫn chung và quy định liên quan đến việc sử dụng hóa chất trên cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này bao gồm việc tuân thủ thời gian cách ly để cho phép mức dư lượng giảm trước khi thu hoạch. Việc kiểm tra các thành phần thức ăn chăn nuôi và hợp tác với các nhà cung cấp uy tín có thể giúp giảm thêm rủi ro ô nhiễm. 2.Xác định độc tố trong các thành phần thức ăn chăn nuôi Cùng với dư lượng hóa chất, các thành phần thức ăn chăn nuôi có thể chứa các yếu tố chống dinh dưỡng và độc tố có hại cho sức khỏe vật nuôi. Độc tố nấm mốc do nấm mốc sản sinh và ancaloit nội sinh trong cỏ đồng cỏ là những ví dụ phổ biến. Độ độc của các chất này phụ thuộc vào bản thân hợp chất, mức độ liều lượng và thời gian phơi nhiễm. Động vật nhai lại thường ít nhạy cảm hơn động vật đơn dạ dày do quá trình trao đổi chất ở dạ cỏ.Khi tìm nguồn cung ứng các thành phần thức ăn chăn nuôi như sản phẩm phụ của ngũ cốc, việc phân tích mức độ độc tố nấm mốc và độc tố là rất cần thiết để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng trong khi tránh các tác động bất lợi. Các chất bổ sung thức ăn bổ sung có thể giúp chống lại một số yếu tố chống dinh dưỡng khi không có các thành phần thay thế. 3.Giảm thiểu sự tồn dư của thuốc Các loại thuốc như ionophore và thuốc kháng khuẩn thường được sử dụng cho vật nuôi thông qua thức ăn. Sự tồn dư của những loại thuốc này có thể xảy ra do ô nhiễm còn sót lại của thiết bị sản xuất và các bình chứa bảo quản. Mối quan tâm chính đối với sự tồn dư là lượng thuốc nhỏ xâm nhập vào thức ăn dành cho các loài không phải đối tượng mục tiêu, những loài rất nhạy cảm với một số loại thuốc nhất định.Việc vệ sinh kỹ lưỡng thiết bị và xả/sắp xếp các dây chuyền sản phẩm một cách thích hợp giữa các lô thức ăn chăn nuôi sản xuất cho các loài khác nhau có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm thuốc ngẫu nhiên. Việc duy trì hồ sơ sản xuất chi tiết giúp truy tìm bất kỳ vấn đề nào trở lại nguyên nhân gốc rễ. 4.Đảm bảo tính toàn vẹn của công thức Ngoài việc bảo vệ chống lại các chất gây ô nhiễm, việc xác minh tính toàn vẹn về mặt dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn chăn nuôi tùy chỉnh là một khía cạnh quan trọng khác của đảm bảo chất lượng. Sự sai lệch so với mức dinh dưỡng đã được xây dựng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của vật nuôi. Rủi ro này gia tăng khi sử dụng các sản phẩm phụ hoặc thức ăn chăn nuôi thay thế có tính biến đổi cao vốn có.Việc thường xuyên kiểm tra các loại thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh đối với các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng chính giúp các nhà sản xuất cảnh báo về bất kỳ lỗi pha trộn hoặc thay đổi thành phần nào so với công thức ban đầu. Việc theo dõi kiểm soát quá trình thống kê giúp tinh chỉnh các quy trình hơn nữa để đạt được sự nhất quán về dinh dưỡng giữa các đợt sản xuất.Thông qua xem xét các yếu tố chính này, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và bác sĩ thú y có thể hợp tác với nhau để cung cấp cho vật nuôi các loại thức ăn chất lượng, không chứa dư lượng độc hại và độc tố, đồng thời cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Việc tuân thủ các biện pháp an toàn tốt nhất cho phép ngành đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách có trách nhiệm.

CÁCH PHÒNG CHỐNG NẮNG NÓNG HIỆU QUẢ CHO ĐÀN VẬT NUÔI

  Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng đến sớm và có xu hướng gay gắt hơn những năm trước. Số ngày nắng nóng năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2023, nhiều khả năng còn xuất hiện nhiệt độ cao nhất, vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc. Về thời gian nắng nóng ở miền Bắc tập trung từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm là tháng 5 đến tháng 7. Cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột. Các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.Để chủ động ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với đàn vật nuôi, Thú Y Toàn Cầu sẽ đưa ra một vài biện pháp sau: 1.Về chuồng trại chăn nuôi  – Phải bảo đảm sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi; thực hiện kiểm tra, làm mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống làm mát chuồng nuôi gia súc, gia cầm.– Đối với chuồng nuôi khép kín cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát, quạt thông gió; chuẩn bị lưới đen che dàn mát, cửa sổ các chuồng khi có nắng chiếu vào, đặc biệt lưu ý khu nuôi gia súc mang thai, gia súc đẻ, gia cầm sinh sản.– Chuẩn bị phương án phun xoay nước trên mái chuồng (đặc biệt cho các chuồng nuôi đã cũ, mái lợp bằng fibro xi măng), lắp hệ thống phun sương trong chuồng.– Kiểm tra hệ thống phát điện bảo đảm hoạt động tốt, có phương án dự phòng khi có sự cố mất điện 2.Về chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống nắng nóng – Thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nước uống, luôn bảo đảm đủ lượng nước uống sạch, mát cho vật nuôi theo nhu cầu, không được để vật nuôi khát, nhất là gia súc tiết sữa, gia súc mang thai, gia cầm đẻ, con non.– Thực hiện nuôi đúng mật độ:+ Đối với chăn nuôi gia cầm: Nuôi úm: 50 – 60 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 0,5 – 1 kg/con: 8 – 12 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 2 – 3 kg/con: 3 – 5 con/m2. Nên thả gia cầm ra vườn, khu vực có nhiều cây bóng râm.+ Đối với chăn nuôi lợn: Lợn đực giống 4 – 5 m2/con; lợn nái 2 m2/con, lợn nái hậu bị: 1,5 m2/con và lợn thịt là 0,7 – 1,2 m2/con.+ Đối với chăn nuôi trâu, bò: Diện tích chuồng nuôi cá thể từ 4 – 5 m2/con, nếu chuồng nhốt chung thì diện tích tối thiểu cần đáp ứng là 2 m2/con trâu, bò trưởng thành; trâu, bò tơ là 1,5 m2/con; bê, nghé là 1 m2/con (không tính máng ăn, máng uống). Ngoài ra, diện tích sân chơi cho trâu, bò cái là 6 – 8 m2/con; bò tơ là 4 – 5 m2/con; bê, nghé là 3 – 4 m2/con. Không chăn thả và tắm cho gia súc vào các thời điểm nắng nóng trong ngày, dễ làm gia súc say nắng, thời gian chăn thả thích hợp vào buổi sáng (6 – 9 giờ) và chiều muộn (16 – 18 giờ).– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt cho vật nuôi, trong đó chú trọng điều chỉnh tăng chất béo và giảm tinh bột trong khẩu phần ăn để hạn chế quá trình sinh nhiệt của vật nuôi; cho ăn thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối; tăng cường bổ sung vitamin C, điện giải vào nước uống và thường xuyên thay nước mới cho vật nuôi.Lưu ý: Đối với trâu, bò bảo đảm đủ lượng thức ăn thô xanh 15 – 35 kg/con/ngày và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5 kg/con/ngày). Chăn nuôi gà đẻ tránh nuôi quá béo, trong ngày nóng giảm bớt lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cám chất lượng tốt 3.Tiêm vaccine phòng bệnh Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vaccine cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng theo quy định. Thời gian tiêm phòng vào sáng sớm hoặc chiều tối; không nên tiêm quá nhiều loại vaccine cho một vật nuôi trong cùng một lần tiêm. Chủ động phát hiện, báo cáo cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý sớm các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm phát sinh theo quy định 4.Giữ vệ sinh Thường xuyên thu dọn, vệ sinh chuồng trại hàng ngày; thực hiện tiêu độc khử trùng trong và bên ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm xung quanh khu chăn nuôi, xử lý nơi khu trú, sinh sản của muỗi, côn trùng đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh…Để mua sản phẩm sát trùng của công tại trang webhttps://thuytoancau.vn/danh-muc-san-pham/bo-loc-san-pham-2/sat-trung-bo-loc-san-pham-2/ 

3 KỸ THUẬT ÚM GÀ CON ĐÚNG QUY TRÌNH

Gà con trong giai đoạn từ 1 đến 21 ngày hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp dẫn đến dễ mắc bệnh, tỷ lệ sống thấp. Do vậy cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật úm gà con để đàn gà nuôi mau lớn, đảo bảo năng suất vụ nuôi. 1. Chuồng trại, thiết bị úm gà Quây úm: Quây úm hay còn gọi là chuồng úm, lồng úm là thiết bị không thể thiếu trong quá trình úm gà ở quy mô vừa và nhỏ. Quây úm sẽ được lắp đặt, chia ra thành từng khu riêng biệt để úm gà. Với yêu cầu quây úm phải ấm vào đông và thoáng mát, khô ráo vào mùa hè. Che chắn được gió mưa, đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt vào quây úm.Người nuôi có thể sử dụng các vật liệu khác nhau để làm quây úm như tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… Quây thành từng ô, có chiều cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5 – 2 m, dùng để úm 120 – 200 con gà con. Dựa vào số lượng gà con mà người nuôi có thể chia thành từng lô nuôi.   Chất độn chuồng: Có thể sử dụng trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ. Hiện nay trấu đang được sử dụng rộng rãi do dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng hút ẩm tốt. Trước khi sử dụng chất độn chuồng phải được phơi khô, khử trùng bằng formol trước 72 tiếng. Sau đó tiến hành mang vào rải trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con. Độ dày của chất độn phù hợp từ sẽ 10 – 15 cm.Dụng cụ sưởi:– Úm bằng điện: Thông thường sử dụng bóng điện hồng ngoại 250W trên thị trường có rất nhiều bóng để lựa chọn. Với 1.000 gà, người nuôi có thể sử dụng 5 – 10 bóng tùy thuộc và thời gian úm là vào mùa đông hay mùa hè. Có thể tham khảo sản phẩm bóng đèn hồng ngoại của công ty thú y toàn cầu đang phân phối– Úm bằng gas: Hiện nay phương pháp này ít được áp dụng.– Úm bằng than: Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng tại các hộ nuôi có qua mô lớn do giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao. Ở phương pháp này cần chú ý, khí than phải được đưa ra khỏi chuồng nuôi, do than sinh nhiệt rất lớn nhưng lại tăng chậm nên cần chuẩn bị các lò than sao cho nhiệt trong chuồng luôn ổn định tránh hiện lúc nóng lúc lạnh không tốt đối với sức khỏe đàn gà.Máng ăn: Giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay. Sau 1 tuần có thể thay thế bằng máng tròn hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra. Tham khảo web dụng cụ toàn cầu để mua các sản phẩm dụng cụMáng uống: Giai đoạn úm cho uống bằng máng galon loại 2 lít. 2. Con giống Việc lựa chọn con giống có chất lượng tốt quyết định rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chọn những gà khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông, đi lại nhanh nhẹn, gà đều nhau không nên chọn những gà hở rốn, bại chân, ướt lông… 3. Kỹ thuật úm gà  Nhiệt độ: Tùy theo mùa vụ mà điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp, có thể theo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ quây úm đã phù hợp hay chưa, quan sát nếu thấy gà tập trung gần sát bóng đèn là gà đang bị lạnh cần tăng nhiệt độ. Nếu thấy gà tản ra xung quanh, há mỏ và uống nhiều nước là gà đang quá nóng. Còn gà tập trung về một phía chuồng úm thì gà bị gió lùa.Gà đi lại bình thường ở tất cả khu vực của chuồng úm là nhiệt độ phù hợp. Để theo dõi nhiệt độ trong quây úm bà con có thể lắp đặt nhiệt kế và căn cứ vào đó để điều chỉnh nhiệt độ quây úm cho phù hợp với từng độ tuổi của gà:  Gà 0 – 7 ngày tuổi là 31 – 320C; Gà 8 – 21 ngày tuổi là 28 – 300C; Gà 22 – 28 ngày tuổi là 22 – 280CChiếu sáng: Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào loại chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà.Nhu cầu chiếu sáng cho gà con như sau: Gà 1 – 3 ngày tuổi: 24h/ngày; Gà 4 – 7 ngày tuổi: 16h/ngày; Gà 8 – 14 ngày tuổi: 12h/ngày; Gà 15 – 28 ngày tuổi: 8h/ngày.Mật độ nuôi: Sẽ được giảm dần theo số tuần tuổi của gà. Để tránh chuồng úm quá chật ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của gà con cần có mật độ nuôi phù hợp như sau: Tuần 1: 30 – 40 con/m2; Tuần 2: 20 – 30 con/m2; Tuần 3: 15 – 25 con/m2; Tuần 4: 12 – 20 con/m2.Nước uống: Gà con mới nhập về sau khi thả vào quây phải cho uống nước ngay. Tuy nhiên, lưu ý, cần pha thêm đường Glucose, Vitamin C, điện giải vào nước cho gà uống trong 2 – 3 giờ đầu tiên để chống stress và tăng sức đề kháng cho đàn gà, sau đó bắt đầu cho gà ăn tự do.Thức ăn: Nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21%. Thức ăn cho gà con cần loại chất lượng cao, giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn, người nuôi cần lưu ý loại bỏ chất độn chuồng và phân gà lẫn trong cám cũ để đảm bảo vệ sinh.Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.Trong quá trình úm, luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thay chất độn chuồng, cọ rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ.Tuân thủ đúng lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho gà. 

TÁC HẠI CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRÊN GIA CẦM

1. Gia cầm có bị ảnh hưởng của độc tố nấm mốc không? Gia cầm rất nhạy cảm với độc tố nấm mốc và có thể chịu nhiều tác hại khác nhau của độc tố nấm mốc 2. Những loại độc tố nấm mốc chủ yếu nào ảnh hưởng đến gia cầm? Thiệt hại do độc tố nấm mốc gây ra sẽ lớn hơn nhiều khi chúng kết hợp với nhau hơn khi là chúng xảy ra riêng lẻ. Các độc tố nấm mốc thường gây thiệt hại trong chăn nuôi là:Aflatoxin: (AFB1, AFB2, AFG1, AFG2)Ochratoxin A: (OTA) và CitrininTrichothecenes: Loại A: Độc tố T-2 Diacetoxiscirpenol (DAS)Fumonisin: (FB1, FB2)3. Độc tố nấm mốc gây ra nhiều vấn đề nhất ở giai đoạn nào trong chăn nuôi gia cầm? Độc tố nấm mốc ảnh hưởng đến tất cả các loài gia cầm, chủ yếu gây ức chế miễn dịch nghiêm trọng.Cơ chế hoạt động của nó dựa trên sự ức chế enzym làm giảm tổng hợp protein và do đó làm giảm phản ứng miễn dịch.Các độc tố nấm mốc ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống miễn dịch của gia cầm là aflatoxin, ochratoxin và trichothecenes , thường dẫn đến teo bao hoạt dịch Túi Fabricius và Tuyến ức (Thymus) .Mức độ độc tố nấm mốc gây ức chế miễn dịch ở gia cầm thấp hơn so với mức độ gây ra các tổn thương điển hình của bệnh nhiễm độc nấm mốc.Ức chế miễn dịch là một trong những tác dụng của độc tố nấm mốc với tác động kinh tế lớn hơn vì nó dẫn đến:Tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm Kích hoạt lại các bệnh nhiễm trùng mãn tính Phản ứng thứ cấp Tăng cường sử dụng thuốc Sự kém hiệu quả của các chương trình tiêm chủng vaccine4. Những cơ quan nào bị độc tố nấm mốc ảnh hưởng và các bệnh lý được tạo ra là gì ? Aflatoxin chủ yếu có tác dụng ức chế miễn dịchTrichothecenes loại A (độc tố T-2, độc tố HT-2, diacetoxyscirpenol) là mối lo ngại nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm vì chúng gây tổn thất kinh tế về năng suất - chúng làm giảm lượng ăn vào , trọng lượng cơ thể , sản lượng trứng và các tổn thương ở miệng . Độc tố T-2 có độc tính cao đối với chim, đặc biệt là gà vì chúng có giá trị LD50 (liều gây chết trung bình) rất thấp (2mg/kg đối với diacetoxyscirpenol và 4mg/kg đối với T-2).Ochratoxin, những độc tố thận này gây ức chế tiêu thụ thực phẩm, ức chế sự tăng trưởng và sản xuất trứng , đồng thời chúng cũng khiến chất lượng vỏ trứng kém hơn.Fumonisins có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong ở gia cầm, làm giảm trọng lượng cơ thể và giảm mức tăng trọng trung bình hàng ngày cũng như tăng trọng lượng mề.Zearalenone nhìn chung, gia cầm dường như ít bị ảnh hưởng bởi zearalenone hơn so với lợn và chúng cũng ít nhạy cảm hơn với trichothecenes loại B, chẳng hạn như Deoxynivalenol. 5. Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc Mycotoxin? Aflatoxin (AFB1, AFB2, AFG1 AFG2):Chấn thương gan Giảm trọng lượng cơ thể Ăn mất ngon Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương (vịt và gà tây) Chân yếu và cánh lỏng lẻo (gà con) Rối loạn đông máu Rối loạn chuyển hóa vitamin B và axit amin Tổn thất phòng thủOchratoxin A (OTA) và/hoặc CitrininTổn thương thận Polydipsia (tăng lượng nước uống) Chất lượng vỏ trứng kém Giảm lượng thức ăn ăn vào Sản lượng trứng giảm Ức chế miễn dịchTrichothecenes Nhóm A (TOXIN T-2)Tổn thương miệng và da Giảm trọng lượng trứng Gia tăng vỏ trứng kém chất lượng Ức chế miễn dịch Giảm sản lượng6. Làm thế nào để chúng ta ngăn ngừa và/hoặc chống lại độc tố nấm mốc ở gia cầm? Việc xử lý ô nhiễm độc tố nấm mốc và các hậu quả về sức khỏe trong chăn nuôi đặt ra những thách thức ngày càng tăng đối với hệ thống an toàn và an ninh lương thực của người tiêu dùng.Việc ngăn ngừa độc tố nấm mốc nên bắt đầu bằng việc loại bỏ hoặc giảm sự phát triển của nấm ở thực vật mà không quên việc bảo quản ngũ cốc.Ngoài việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm bằng cách sục khí, nên sử dụng chất ức chế nấm mốc và sử dụng các biện pháp bảo vệ chống lại thiệt hại do côn trùng và động vật gặm nhấm gây ra.Bất chấp mọi nỗ lực nhằm giảm mức độ độc tố nấm mốc trong nguyên liệu thức ăn, vẫn luôn có một mức độ ô nhiễm nhất định có thể gây nguy hiểm cho vật nuôi.Việc loại bỏ hoàn toàn tình trạng nhiễm độc tố nấm mốc dường như là điều không thể thực hiện được. Độc tố nấm mốc luôn hiện diện, ít nhất là với số lượng nhỏ, và tác động của sự hiện diện của một lượng nhỏ độc tố nấm mốc đa dạng đó dẫn đến tác động hiệp đồng có thể lớn hơn tổng các tác động riêng lẻ mà chúng tôi đã mô tả cho từng loại độc tố nấm mốc.Việc phòng chống độc tố nấm mốc là cần thiết và việc sử dụng các chất khử độc hoặc hấp phụ trong khẩu phần ăn của gia cầm là cần thiết. Nguồn: https://mycotoxinsite.com/

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus có một số Serotype thuộc nhóm này có chung kháng nguyên. Vì vậy nếu con vật bị nhiễm 1 Serotype cũng có thể thu được miễn dịch chống lại sự nhiễm của các Serotype khác. Tất cả các Serotype này đều không gây bệnh tích trong tế bào.2. Dịch tễ của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng viêm đường hô hấp là thể chính của bệnh này. Mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi gà mắc bệnh và tình trạng nhiễm khuẩn kế phát, ví dụ: với Mycoplasma gallisepticum. Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn gà lớn và có thể bị chết sau từ 6 đến 7 ngày do nhiễm khuẩn kế phát và kiệt sức, tỷ lệ chết có thể đến 15%. Gà đẻ trứng có biểu hiện giảm đẻ khoảng từ 10 % đến 30 % trong từ 3 tuần đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh.3. Phương thức truyền lây viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Bệnh lây nhiễm qua hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh. Lây qua thức ăn, nước uống do những con bệnh thải mầm bệnh vào thức ăn, nước uống từ dịch nước miếng và thanh dịch ở mũi. Lây qua những dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh. Bình thường virus không truyền qua trứng nhưng một số báo cáo gần đây ở một số nước cho biết virus có khả năng truyền lây qua trứng4. Triệu chứng viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Ở những gà bố mẹ đã bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng vaccine IB thì gà con nhận được miễm dịch từ mẹ truyền qua, chống được bệnh ở 2 tuần tuổi. Do vậy từ tuần tuổi thứ 3 trở đi mới thấy phát bệnh với các triệu chứng điển hình như: Gà hắt hơi, kêu toóc toóc, thở khò khè, vươn cổ lên thở. Gà ăn kém, chậm lơnư, xù lông. Bệnh nếu ghép với Mycoplasma sẽ nặng và kéo dài. Nếu virus xâm nhập vào thận làm cho thận viêm, ure huyết, phân trắng, màu xanh tím, uống nhiều nước, sau đó lại nhả nước ra nền chuồng rất nhiều, làm ướt nền chuồng. Chất urat chiếm hầu hết trong phân. Thường sau 6-7 ngày gà kiệt sức và chết. Tỷ lệ tới 15%. Một số đàn có thể nhiễm kế phát cả thương hàn, E.coli nên phân tiêu chảy trắng xanh và loãng. Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm 10-30% trong 3-4 tuần. Vỏ trứng mềm và nhăn nheo( do ống dẫn trứng bị virus tác động kéo dài gây viêm).            5. Bệnh tích viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Sau 4-5 ngày bệnh khi mổ khám thấy:Da màu đỏ sậm, khô da( do mất nước). Thận sưng to, có khi gấp 3 lần bình thường. Trong những ống nhỏ dẫn ra hậu môn thấy xuất hiện chất urat trắng tích đầy. Trong ống khí quản và phế quản có dịch viêm nhầy. Nếu bệnh kéo dài có chất bã đậu trắng đóng thành cục dài trong phế quản. Trên niêm mạc đường khí và phế quản viêm đỏ. Có một số trường hợp thấy trên màng bao tim, xoang phúc mạc và dưới da có chứa chất axit uric màu trắng.6. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) Căn cứ trên triệu chứng lâm sang và bệnh tích cùng với dịch tễ học để xác định bệnh Kiểm tra độ ure huyết. Lấy huyễn dịch từ phế quản, phổi và thận cấy vào xoang niệu mô của phôi gà 8-9 ngày tuổi. Sau 2-3 ngày thấy phôi teo lại và thấy urat trong thận của phôi, sau 3-4 ngày phôi chết. Phương pháp chẩn đoán này có nhược điểm đối với những đàn gà có tiêm vaccine IB, virus sẽ gây bệnh tích phôi giống chủng độc tự nhiên. Phản ứng trung hoà: Phương pháp này để đo hàm lượng kháng kthể của gà sau khi bị nhiễm bệnh. Mức độ cao của hiệu giá chuẩn độ cho biết bệnh đang lưu hành. Phản ứng kháng thể huỳnh quang: Phương pháp này chẩn đoán nhanh nhưng không phân biệt được các Serotype gây bệnh khác nhau. Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch: Phương pháp này cũng chẩn đoán nhanh phân biệt được gà có bệnh hay không có bệnh. Phản ứng này không phân biệt được các Serotype gây bệnh mà chỉ cho biết những con mới nhiễm bệnh. Dùng kính hiển vi điện tử để xác định virus sau khi phân lập được virus. Dùng kháng sinh điều trị phân biệt bệnh kdo CRD hay IB( dung Tiamulin tiêm hoặc cho uống liên tục 3-5 ngày. Nếu bệnh giảm là do CRD còn không giảm là do IB).7. Kiểm soát bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Bước 1: Vệ sinh Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY  lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Chủng vaccine Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh. Chủng vaccine IB theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất. Bước 4:  Tăng cường sức đề kháng AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống. PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.8. Xử lý bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)  Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất là dùng các loại thuốc bổ trợ để trợ sức, trợ lực và tăng sức đề kháng để chống đỡ bênh bằng:Bước 1: Vệ sinh Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY  lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Xử lý nguyên nhân Kích thích tăng Interferon bằng AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày. Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine IB theo lịch trình. Bước 4: Xử lý triệu chứng Hạ sốt, giảm đau, thông khí quản và kích thích miễn dịch: Bằng AROLIEF pha 1ml/10 lít nước uống, dùng liên tục đến khi hết triệu chứng. Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn. Bước 5: Tăng cường sức đề kháng ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. PRODUCTIVE E.Se.Zn: Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn. Bước 6: Kiểm soát kế phát Dùng GIUSE OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Hoặc PULMUSOL liều: 1g/35kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm