Bệnh heo

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

Các triệu chứng thường xuất hiện rõ ở heo từ 5 – 18 tuần tuổi.Triệu chứng điển hình nhất, dễ nhận thấy nhất là còi cọc, tức là heo lớn chậm hơn rất nhiều so với các con khác trong cùng ổ hoặc cùng lứa tuổi.Bên cạnh hiện tượng nhẹ cân thì những heo còi cọc thường hay bị viêm phổi và tiêu chảy. Khi cán bộ kỹ thuật dùng kháng sinh để điều trị thì không mang lại kết quả, heo vẫn tiếp tục chậm lớn, viêm phổi và tiêu chảy, hình dáng xấu xí, lông xù, trông già trước tuổi (Mãi mãi vẫn tuổi hai mươi).Một số con có dấu hiệu lười vận động, da khô, nhăn nheo có màu xanh, đôi khi có màu xanh vàng. Một số khác thấy viêm da vành tai và da phía sau đùi, dần dần lan toả ra toàn thân.

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

Đợt dịch “Hội chứng thần kinh và hô hấp” (PRES) xảy ra tại Malaixia đã được các chuyên gia thú y quan sát kỹ ngay từ đầu và mô tả như sau:Các biểu hiện bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vào tuổi heo. Song các biểu hiện vẫn tập trung vào 2 hệ thần kinh và hô hấp.Heo nái chửa và heo đực giốngHeo nái chửa bồn chồn, đầu gục xuống.Co giật hoặc lên cơn giật giống như bệnh uốn ván.Nhãn cầu căng, mắt lồi ra.Heo bệnh nhất là heo đực hay chép miệng hoặc nghiến răng.Liệt cơ hầu, cứng họng, chảy nước bọt dãi, lưỡi thè lè ra ngoài giống như bệnh nhiệt thán hoặc phù thũng do E.coli.Có một số con sốt cao 41-41,5oC.    Nhiều heo nhất là heo đực chảy nhiều dãi thành sợi hoặc thành bọt giống như ở bệnh LMLM.Mũi chảy nhiều nước, nước mũi lúc đầu trong, sau đó thấy lẫn máu hoặc có mủ.Heo bệnh rất khó thở, thở thể bụng giống bệnh suyễn.Heo con theo mẹDo heo mẹ bị ốm nên việc nuôi con không như bình thường, heo sơ sinh bị đói vì không được bú hoặc heo mẹ bị thiếu sữa nên để đàn con bị đói. Heo con mắc bệnh có những biểu hiện chủ yếu như sau:Sốt cao 41 – 41,5oCHeo rất yếu chân – bại chân, đi lại không vữngCo giật cơCo giật thần kinh- động kinh hoặc nằm ly bìHeo con rất khó thở do viêm phổi nặng, thở thể bụng giống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS).Tỷ lệ chết rất cao đến 40%Heo con sau cai sữa và heo vỗ béo nuôi thịt hoặc nuôi làm giốngBệnh xảy ra với các triệu chứng đầu tiên thuộc về viêm phổi. Heo bệnh rất khó thở, thở nhanh bất thường kèm theo ho khan. Tiếng ho khan giống như chó sủa từng tiếng, ho kèm theo khạc ra máu.Sau đó không lâu các triệu chứng thần kinh xuất hiện:Heo run rẩy và co giật cơ hoặc rung cơChân sau yếu với mức độ khác nhau làm cho heo bị bán liệt hoặc liệt , què, khi xua đuổi ta thấy rất rõ mất sự phối hợp bước đi hay bước chạy.Khi sờ nắn heo bị đau toàn thân, nhất là phần sau cơ thể.Tỷ lệ bị mắc bệnh rất cao đến 100%. Tuy nhiên tỷ lệ chết lại thấp.

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

Heo con từ 1 đến 3 tháng tuổiThời kỳ ủ bệnh từ 12h đến 3 vài ngày.Heo bị sốt ly bì 41 – 41,5oC, ít khi trên 42oC.Các triệu chứng đặc trưng là rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Heo bệnh hoặc tăng sự hưng phấn kích thích hoặc rơi vào trạng thái đình trệ.Giảm hoặc bỏ ăn hoàn toàn, nhưng luôn có các biểu hiện nôn hoặc phản xạ nôn.Một trong các triệu chứng đặc trưng ở heo là hiện tượng tích nước, phù nề dưới da rất rõ.Heo nái chửa và heo đực giống.Heo nái bị bệnh viêm não Nhật bản B luôn có những hội chứng viêm âm đạo, viêm tử cung. Từ âm đạo chảy ra chất dịch nhày mủ, mùi khó chịu.Ở nái mang thai thì thai nhi bị chết lưu hoặc bị sảy thai. Nhiều nái chửa bị chết. Ở Nhật bản, người ta quan sát thấy có vùng bệnh viêm não Nhật bản B đã gây sảy thai và nái bị chết tới 50-70%.Heo con đẻ ra từ những nái này cũng thường bị chết với các biểu hiện điển hình: Thuỷ thũng (phù nề) dưới da, viêm não tuỷ tích nước.Ở heo đực giống thường quan sát thấy viêm tinh hoàn cấp, khi kiểm tra tinh dịch thấy có nhiều virus viêm não Nhật bản B.

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 4 – 7 ngày, rất ít khi đến 16 ngày.Thông thường, sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu.Heo bệnh tỏ ra mệt mỏi, chán ăn, khi có các dấu hiệu của bệnh thì bỏ ăn hoàn toàn.Mí mắt viêm và mắt có dử nâu.Chảy nước mũi.Tại các chỗ da ít lông bắt đầu xuất hiện và hình thành các nốt đậu. Quá trình hình thành trải qua 4 giai đoạn.Giai đoạn 1: Hình thành các nốt tròn đỏ, sau đó trở nên đỏ thâm và chứa đầy chất lỏng trong suốt. Giai đoạn này gọi là Stadium vesiculosum.Giai đoạn 2: Xung quanh các nốt đậu, da trở nên đỏ tấy và chất lỏng trong các nốt đậu chuyển thành mủ. Thời gian phát triển của giai đoạn này kéo dài 2 – 3 ngày và giai đoạn này gọi là Stadium pustulosum.Giai đoạn 3: Sau khi các chất mủ bên trong được hình thành và trở nên đặc quánh thì 1 – 3 ngày tiếp theo, chúng khô dần và tạo thành vả Giai đoạn này gọi là Stadium Crustosum.Giai đoạn 4: Cũng chỉ sau đó vài ngày, các mảng vảy này bắt đầu bong tróc, để lộ ra vết loét và vết loét nhanh chóng lành khỏi. Giai đoạn này gọi là Stadium desquamations. Lúc đó thân nhiệt heo trở lại bình thường và heo ốm dần bình phục.Ngoài các nốt đậu với 4 giai đoạn phát triển ở da còn thấy chúng trong niêm mạc miệng, đường ruột, khí quản và phổi.Phụ thuộc vào số lượng nốt đậu trong cơ thể và mức độ bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác mà có thêm các biểu hiện lâm sàng trên cơ thể heo. Vì thế, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết của heo bị đậu rất khác nhau ở các đàn heo, trại heo khác nhau. Điều cần chú ý là trong mọi trường hợp, bệnh đậu đều lây lan nhanh, do đó phải có biện pháp điều trị, khoanh vùng dịch.

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất đặc trưng theo lứa tuổi và nghiêm trọng hơn ở heo con. Heo con bị tiêu chảy nhiều, phân toàn nước, không có máu hoặc chất nhầy, thường có màu vàng – xanh kèm theo nôn mửa và biếng ăn, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với heo con dưới 1 tuần tuổi.Heo trên một tuần tuổi thường phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng giảm khoảng 10%. Khi bị nhiễm bệnh, chúng có thể bỏ ăn từ hai đến bốn ngày, đi ngoài phân lỏng, không có máu hoặc chất nhầy ngoài ra heo còn nôn mửa. Đặc biệt là tình trạng mất nước rất phổ biến. Tỷ lệ chết từ 1 đến 3% ở động vật sau cai sữa là điển hình.

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

Nước bọt và dịch mụn từ vật bệnh có tính lây nhiễm cao, nhưng giảm dần sau khi mụn nước vỡ một tuần. Cách truyền lây chưa được hiểu biết đầy đủ. Bệnh có thể được truyền bởi côn trùng hoặc do gia súc mẫn cảm ăn, uống phải mầm bệnh.

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 2 – 7 ngày, bệnh thường biểu hiện nhẹ. Tỷ lệ heo mắc bệnh khác nhau từ 25 – 65%, có khi lên tới 100% số heo trong đàn. Sốt 40 – 41oC trong thời gian ngắn. Heo giảm ăn tạm thời. Heo bệnh đi lại hơi khó chứng tỏ triệu chứng ở móng nhẹ hơn so với bệnh LMLM. Què và đau móng ảnh hưởng đến hoạt động đi lại. Bệnh sẽ khó phát hiện hơn khi heo được nuôi trên một lớp lót chuồng dày, mềm, xốp.Thể cấp tính: Các biểu hiện ở thể này rất khó phân biệt với bệnh LMLM.Thời kỳ ủ bệnh từ 2 – 7 ngày, ít khi kéo dài đến 10 ngày. Bệnh bắt đầu từ các dấu hiệu của nhiễm trùng huyết.Heo sốt cao 41 – 41,5oC, mệt mỏi, lờ đờ, ăn kém,… 1 – 2 ngày sau thấy xuất hiện các mụn nước ở kẽ móng chân, rìa móng chân, nơi giáp ranh giữa móng và da chân; nhiều trường hợp các mụn nước còn mọc ở mõm, vú heo. Khoảng 1 – 2 ngày sau đó, mụn nước vỡ ra làm cho heo đau va khó chịu, đi lại khó khăn, đi khập khiễng như heo què. Khi đứng, heo choạng rộng chân ra hai bên, lưng cong lên để giảm sự đau đớ. Có một số trường hợp, các mụn nước bị viêm loét, hoại tử dẫn đến bong tróc móng chân rất giống như ở bệnh LMLM.Khi mụn nước vỡ ra thì cũng là lúc thân nhiệt hạ xuống và trở lại bình thường, các vết thương nhanh chóng liền lại.Nếu trong chuồng có lớp độn chuồng dày bằng rơm rạ, cỏ khô thì các biểu hiện trên giảm xuống đáng kể, thậm chí người chăn nuôi dễ dàng bỏ qua các biểu hiện của bệnh.Nếu bị bội nhiễm thì các vết thương có thể bị viêm thối, hoại tử và tuỳ vào mức độ bội nhiễm để có thêm bức tranh lâm sàng ở môi dưới, ở lưỡi và ở móng chân.Thể dưới cấpMụn nước bắt đầu từ chỗ da bạc màu: Sống mũi, mõm, môi, rìa móng,… rồi sưng phồng lên và dày lên. Bệnh tiến triển 1 – 2 ngày rồi vỡ ra thành vết loét. Ở những heo nhiễm nặng, tổn thương xung quanh móng chân phần sừng làm cho heo có thể bị rụng móng như LMLM. Tổn thương cũng có thể xảy ra ở lưỡi heo, môi mõm, da chân, da bụng.Trong một vài ổ dịch, tỷ lệ heo mắc bệnh với bệnh tích bên ngoài rất ít, thậm chí chỉ có một đám mụn nước ở chân. Một số con không có triệu chứng lâm sàng, nhưng có hiệu giá kháng thể trung hoà cao trong huyết thanh. Quá trình bệnh xảy ra trong đàn kéo dài từ 2 – 3 tuần, chết không nhiều. Triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, đi vòng tròn, đầu chúc xuống, rối loạn có thể thấy nhưng ít quan sát thấy heo bị liệt chân. Khi đó, phải dùng các phương pháp khuếch tán miễn dịch phóng xạ, điện di miễn dịch (Counter Immunoeletrophoresis) sẽ cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, rất kinh tế và có thể tiến hành với số lượng lớn mẫu xét nghiệm.Thể mãn tínhThể này thường gặp ở nái già và nếu không chú ý sẽ không phát hiện ra bệnh. Triệu chứng đi lặc ở nái do rất nhiều nguyên nhân nên người chăn nuôi hầu như không nghĩ đến và không cho đó là bệnh mụn nước.Các mụn nước to có đường kính từ 1 – 3cm, chứa dịch trong suốt. Một số trường hợp các mụn nhỏ dính liền lại với nhau tạo thành mụn rất lớn. Chúng vỡ 2 – 3 ngày sau khi hình thành và vết thương nhanh chóng hồi phục (nếu như không có nhiễm trùng thứ phát).

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 2 – 7 ngày, bệnh thường biểu hiện nhẹ. Tỷ lệ heo mắc bệnh khác nhau từ 25 – 65%, có khi lên tới 100% số heo trong đàn. Sốt 40 – 41oC trong thời gian ngắn. Heo giảm ăn tạm thời. Heo bệnh đi lại hơi khó chứng tỏ triệu chứng ở móng nhẹ hơn so với bệnh LMLM. Què và đau móng ảnh hưởng đến hoạt động đi lại. Bệnh sẽ khó phát hiện hơn khi heo được nuôi trên một lớp lót chuồng dày, mềm, xốp.Thể cấp tính: Các biểu hiện ở thể này rất khó phân biệt với bệnh LMLM.Thời kỳ ủ bệnh từ 2 – 7 ngày, ít khi kéo dài đến 10 ngày. Bệnh bắt đầu từ các dấu hiệu của nhiễm trùng huyết.Heo sốt cao 41 – 41,5oC, mệt mỏi, lờ đờ, ăn kém,… 1 – 2 ngày sau thấy xuất hiện các mụn nước ở kẽ móng chân, rìa móng chân, nơi giáp ranh giữa móng và da chân; nhiều trường hợp các mụn nước còn mọc ở mõm, vú heo. Khoảng 1 – 2 ngày sau đó, mụn nước vỡ ra làm cho heo đau va khó chịu, đi lại khó khăn, đi khập khiễng như heo què. Khi đứng, heo choạng rộng chân ra hai bên, lưng cong lên để giảm sự đau đớ. Có một số trường hợp, các mụn nước bị viêm loét, hoại tử dẫn đến bong tróc móng chân rất giống như ở bệnh LMLM.Khi mụn nước vỡ ra thì cũng là lúc thân nhiệt hạ xuống và trở lại bình thường, các vết thương nhanh chóng liền lại.Nếu trong chuồng có lớp độn chuồng dày bằng rơm rạ, cỏ khô thì các biểu hiện trên giảm xuống đáng kể, thậm chí người chăn nuôi dễ dàng bỏ qua các biểu hiện của bệnh.Nếu bị bội nhiễm thì các vết thương có thể bị viêm thối, hoại tử và tuỳ vào mức độ bội nhiễm để có thêm bức tranh lâm sàng ở môi dưới, ở lưỡi và ở móng chân.Thể dưới cấpMụn nước bắt đầu từ chỗ da bạc màu: Sống mũi, mõm, môi, rìa móng,… rồi sưng phồng lên và dày lên. Bệnh tiến triển 1 – 2 ngày rồi vỡ ra thành vết loét. Ở những heo nhiễm nặng, tổn thương xung quanh móng chân phần sừng làm cho heo có thể bị rụng móng như LMLM. Tổn thương cũng có thể xảy ra ở lưỡi heo, môi mõm, da chân, da bụng.Trong một vài ổ dịch, tỷ lệ heo mắc bệnh với bệnh tích bên ngoài rất ít, thậm chí chỉ có một đám mụn nước ở chân. Một số con không có triệu chứng lâm sàng, nhưng có hiệu giá kháng thể trung hoà cao trong huyết thanh. Quá trình bệnh xảy ra trong đàn kéo dài từ 2 – 3 tuần, chết không nhiều. Triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, đi vòng tròn, đầu chúc xuống, rối loạn có thể thấy nhưng ít quan sát thấy heo bị liệt chân. Khi đó, phải dùng các phương pháp khuếch tán miễn dịch phóng xạ, điện di miễn dịch (Counter Immunoeletrophoresis) sẽ cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, rất kinh tế và có thể tiến hành với số lượng lớn mẫu xét nghiệm.Thể mãn tínhThể này thường gặp ở nái già và nếu không chú ý sẽ không phát hiện ra bệnh. Triệu chứng đi lặc ở nái do rất nhiều nguyên nhân nên người chăn nuôi hầu như không nghĩ đến và không cho đó là bệnh mụn nước.Các mụn nước to có đường kính từ 1 – 3cm, chứa dịch trong suốt. Một số trường hợp các mụn nhỏ dính liền lại với nhau tạo thành mụn rất lớn. Chúng vỡ 2 – 3 ngày sau khi hình thành và vết thương nhanh chóng hồi phục (nếu như không có nhiễm trùng thứ phát).

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm là một bệnh nhẹ đối với heo lớn nhưng lại rất nặng khi xảy ra ở heo từ 1 – 10 ngày tuổi và ở heo nái bệnh xảy ra lúc đẻ hoặc gần khi đẻ. Heo con bị tiêu chảy nhiều hoặc ít trong một vài ngày kèm theo nôn mửa và heo thường bỏ ăn. Do không ăn, heo có thể sút cân, nhưng phần lớn sau khi khỏi bệnh chúng hồi phục trở lại rất nhanh.Các dấu hiệu lâm sàng ở heo sơ sinh rất nặng. Tiêu chảy thường bắt đầu 16 – 30 giờ ngay sau khi heo tiếp xúc với virus. Heo sinh ra ở chuồng heo đẻ có dịch TGE lúc đầu khỏe mạnh bình thường, sang ngày hôm sau, các dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện một cách bất ngờ. Tuy nhiên, tiêu chảy cũng có thể quan sát thấy ở heo ngay những giờ đầu tiên sau sinh.Dấu hiệu đầu tiên ở heo sơ sinh là nôn mửa sau đó là tiêu chảy. Nhưng ở các chuồng mà con nái mẹ đi lại tự do thì có thể không thấy điều này, vì heo mẹ ăn ngay chất nôn ra. Tiếp theo nôn mửa là tiêu chảy xảy ra rất nhanh. Tiêu chảy lần đầu có thể không phát hiện được vì rất ít và phân toàn là nước. Phân chảy theo chân sau và nhỏ xuống theo đuôi. Khi bệnh tiến triển, tiêu chảy trở nên thường xuyên, mông sau ướt, lấm đất và mùi phân khó chịu, có mầu vàng ghi hoặc vàng xanh đôi khi lẫn máu, chú ý quan sát thấy có chứa một ít cặn sữa của sữa không tiêu hoá và đọng như nước bùn trên sàn.Heo bị mất nước, mắt trũng sâu và lông xù. Chúng rất khát và muốn uống nước hoặc cố gắng bú mẹ mặc dù rất yếu. Phần đông heo chết do TGE khoảng 2- 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Heo càng non càng bị chết sớm. Tỷ lệ chết đạt tới 100% ở heo con từ 1 – 10 ngày tuổi.Heo bị TGE rất mẫn cảm với nhiệt độ lạnh và gió lùa, điều này có thể giải thích tại sao heo con bị bệnh lại chết nhanh. Các heo sống qua đợt bệnh từ 6 – 8 ngày thường hồi phục nhanh, nhưng cũng có nhiều con trở nên còi cọc, xấu xí.Heo nái nhiễm bệnh ngay lúc đẻ hoặc sau khi đẻ bị sốt cao, mệt mỏi thường nôn mửa, bỏ ăn và bị tiêu chảy phân xanh xám. Lượng sữa giảm và có thể ngừng tiết sữa, ngại và không muốn cho con bú. Tuy nhiên tỷ lệ chết lại không đáng kể. Bệnh kéo dài 4 – 5 ngày và heo bệnh tự khỏi.

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất sinh sản, giảm chi phí sản xuất là nâng cao chỉ số PSY (số con cai sữa/nái/năm). Ngoài việc cải thiện di truyền, kỹ thuật chăn nuôi thì việc bổ sung vitamin cũng giúp nâng cao năng suất sinh sản. Vitamin C giúp nâng cao chất lượng tinh heo đực, giảm tình trạng không mang thai vào mùa nóng.Nếu bổ sung vitamin D cho heo hậu bị thì sẽ giúp xương heo cứng, tránh tình trạng yếu chân, loãng xương khi nuôi nhốt trong chuồng ép, giảm tình trạng đào thải sớm.Riboflavin giúp giảm tình trạng không lên giống trên heo hậu bị. Vitamin E giúp tăng số heo con đẻ ra. A-xít folic và biotin giúp tăng tỷ lệ sống sót heo con trong thời kì mang thai của nái.Nếu nái nuôi con được bổ sung vitamin E thì chúng sẽ truyền vitamin E cho heo con qua sữa mẹ. Heo con được bổ sung vitamin E sẽ linh hoạt, hệ miễn dịch cũng tốt hơn.Biotin giúp rút ngắn thời gian lên giống lại sau cai sữa, ngoài ra biotin còn giúp giảm các vấn đề về móng và chân heo.Để cải thiện năng suất sinh sản cho heo, cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này bao gồm cải thiện chất lượng di truyền, nâng cao kỹ thuật nuôi dưỡng quản lý, bổ sung dinh dưỡng.Để chăn nuôi tốt cần hiểu rõ chu kỳ sinh sản của nái. Ngoài ra, cần nắm rõ đặc tính của heo đực, hậu bị, heo con, cũng như cần chú ý tới các vấn đề như độ dày mỡ lưng, tốc độ tăng trọng, số heo con đẻ ra.Về mặt dinh dưỡng học, vitamin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất sinh sản. Vitamin giúp cải thiện hiệu quả năng suất, tuổi thọ sinh sản, tăng sức khỏe heo con.Heo đực và chất lượng tinhViệc nuôi heo đực trong trại nái không chỉ phục vụ việc lấy tinh mà chúng còn giúp nái tăng năng suất thông qua kích thích các giác quan như khứu giác, thị giác, thính giác, xúc giác của nái. Việc nuôi nhốt chung nái và heo đực trong trại giúp rút ngắn thời gian lên giống lại sau cai sữa, dễ dự đoán thời gian nái rụng trứng.Khi đực già đi hoặc bị stress nhiệt thì chất lượng tinh của chúng sẽ giảm xuống. Nếu đực bị stress nhiệt thì nên bổ sung vitamin C để tăng số lượng và chất lượng tinh. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin E và selenium vào khẩu phần ăn heo đực sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh.Lựa chọn heo hậu bịViệc lựa chọn hậu bị và thời điểm phối (với ngày tuổi và trọng lượng phù hợp) không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lứa đầu mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ sinh sản và năng suất các lứa sau.Để kéo dài tuổi thọ sinh sản cho hậu bị thì bộ khung xương phải phát triển tốt. Bộ khung xương khỏe mạnh thì hậu bị mới khai thác được lâu dài. Để tránh nái bị loãng xương thì cần cho chúng vận động. Với điều kiện nuôi nhốt trong chuồng ép thiếu vận động, vấn đề loãng xương của nái càng thêm trầm trọng, dễ dẫn tới việc đào thải sớm.Bổ sung 25-hydroxy-vitamin D3 cho nái sẽ giúp chống loãng xương, tăng cường sự cứng cáp của khung xương nái.PhốiSự rụng trứng và thụ tinh: Tùy theo độ tuổi mà nái có thể có từ 15~25 trứng. Số trứng rụng của nái tơ thường ít hơn nái rạ. Heo hậu bị được bổ sung riboflavin trong khẩu phần sẽ giúp giảm tình trạng không lên giống.Trong trường hợp nái bị stress cấp tính hay mãn tính dẫn đến tình trạng không mang thai vào mùa nóng thì ta nên bổ sung vitamin C.Bổ sung vitamin E vào khẩu phần ăn của nái sẽ giúp tăng số heo con sinh ra.Mang thai và sự phát triển của thai nhi: Khoảng 80~90% sự cố về thai nhi xảy ra trong vòng 25 ngày sau khi phối. 10~20% sự cố còn lại xảy ra vào kì cuối mang thai. Có thể, khi thai nhi phát triển quá nhanh chúng cần không gian lớn, nhưng với những nái tơ thì không gian dạng này thường nhỏ, nên dễ dẫn tới sẩy thai.Vitamin cần thiết cho sự phát triển thai nhi là biotin và a-xít folic. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung biotin vào khẩu phần hậu bị sẽ giúp gia tăng chiều dài sừng tử cung thêm 20%. Nếu không bổ sung các vitamin cần thiết vào khẩu phần ăn của nái sẽ khiến số heo con đẻ ra bị ít đi.Nếu heo nái bị thiếu vitamin A thì sự phát triển phổi và gan của heo con không tương xứng với các bộ phận cơ thể khác.Đẻ và cai sữaSữa mẹ và chất dinh dưỡng truyền cho con: Với sự phát triển về di truyền học thì số lượng heo con đẻ ra và tốc độ tăng trọng đã được cải thiện nhiều.Khi số heo con đẻ ra nhiều, người chăn nuôi cần đảm bảo nái tiết đủ sữa nuôi con. Trong sữa đầu và sữa thường của nái có hàm lượng lớn canxi. Chính vì vậy, để heo con phát triển tốt thì cần bổ sung canxi và vitamin D3 vào khẩu phần nái nuôi con. Chúng ta đều biết vitamin tan trong chất béo không thể truyền qua nhau thai. Chính vì vậy, mọi heo con sinh ra đều ở trong tình trạng thiếu vitamin tan trong chất béo và năng lượng. Ta cần bổ sung năng lượng cho heo con bằng cách nhanh chóng cho bú sữa đầu, rồi sữa thường của nái. Sữa đầu và sữa thường của nái đều có hàm lượng vitamin E cao và chúng dễ dàng truyền qua cho heo con. Heo con nhận được những vitamin cần thiết đều qua sữa mẹ. Ta cần bổ sung vitamin vào khẩu phần nái nuôi con, nếu sữa nái có đầy đủ chất thì heo con sẽ tăng trọng nhanh.Trước khi cai sữa, nếu heo con nhận đầy đủ vitamin thì chúng sẽ nhanh chóng vượt qua stress khi cai sữa.Nái lên giống lại sau cai sữa: Biotin giúp nái tăng cường trao đổi chất, giúp rút ngắn thời gian lên giống lại sau cai sữa. Hơn thế nữa, biotin còn hỗ trợ sản xuất estrogen, giúp giảm tình trạng không lên giống hoặc lên giống yếu.Tuổi thọ sinh sản của náiTuổi thọ sinh sản của nái có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề kinh tế của trang trại. Nếu tỷ lệ nái lứa thấp bị đào thải nhiều thì tuổi thọ sinh sản của nái sẽ bị rút ngắn. Khi phân tích nguyên nhân đào thải nái ta thấy có 3 nguyên nhân chính đó là: năng suất kém, nái già và vấn đề chân móng. Các vấn đề trên thường liên quan tới bộ khung xương và thể trạng (Body score - BCS) của nái.Để khắc phục tình trạng này, cần bổ sung một lượng thích hợp vitamin D3 và canxi trong khẩu phần cho heo hậu bị trước khi nhập vào bầy sinh sản nhằm phát triển khung xương. Biotin giúp giảm các tình trạng tổn thương móng chân trên heo. Nguồn: heo.com.vn Theo Pig & Pork

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

Lý do khiến các trại tuy đã nhập các giống heo cao sản nhưng năng suất chưa đạt được mức mong muốn: thiếu sót trong việc sử dụng chế phẩm thay thế sữa và quản lý cho ăn nái hậu bị.Ưu điểm Khuyết điểm Kết quả chăn nuôiSố heo con đẻ ra cao.Số heo cai sữa nhiều. Số heo con còi tăng.Lượng sữa/heo con giảm, tỷ lệ chết cao.Dễ dẫn tới tình trạng giảm ăn.Trọng lượng giảm mạnh thời kỳ nuôi con. Trọng lượng cai sữa giảm.Năng suất thời kỳ nuôi thịt giảm.Tỷ lệ đào thải cao, năng suất lứa tiếp theo giảm.Bảng 1: Ưu, khuyết điểm của nái cao sản.Tỷ lệ sẩy thai và heo con theo mẹ chết cao. Thiếu sữa.Nái nuôi con giảm ăn.Khó quản lý thể trạng.Thời gian đẻ kéo dài.Trọng lượng sơ sinh nhỏ.Heo giành bú sữa. Nái phải nuôi quá nhiều heo con. Thời tiết nóng, nái giảm ăn, giảm tiết sữa. Số nái đào thải tăng.Năng suất trong vòng đời giảm.Bảng 2: Những khó khăn khi quản lý nái cao sản.Nái đẻ nhiều con nhưng do trọng lượng sơ sinh thấp nên khi đó số heo con cai sữa không cao. Nái thiếu sữa nên lựa những heo con khỏe mạnh cho sử dụng các chế phẩm thay thế sữa, những heo con còi yếu sẽ tập trung cho bú sữa mẹ. Cần cho nái hậu bị ăn theo chế độ riêng để hạn chế tình trạng năng suất lứa 2 sụt giảm.Chỉ số LP5 (tỷ lệ sống heo con đến 5 ngày tuổi): trong các chỉ số cải thiện năng suất thì chỉ số LP5 chiếm tỷ trọng lớn.Cải thiện tỷ lệ sống so với tổng sinh: các nước chăn nuôi tiên tiến họ tập trung đầu tư nghiên cứu để giảm số heo con chết, tăng trọng lượng cai sữa và giảm chênh lệch trọng lượng trong bầy. Trại tập trung quản lý nái vào giai đoạn 10 ngày trước đẻ đến 3 ngày sau cai sữa để tăng tỷ lệ heo con sống. Nái được bổ sung chất dinh dưỡng để giảm số heo con còi, tăng cường lượng sữa nái sản xuất. Nguồn: koreapork

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm. Nếu ta không phối đúng thời điểm thì sẽ không mang lại hiệu quả. Phối heo sau thời điểm rụng trứng sẽ khiến lượng heo con đẻ ra giảm, tỷ lệ đẻ thấp hơn 20% so với thông thường. Xác định heo lên giống và tìm ra thời điểm phối thích hợp là chìa khóa thành công của việc thụ tinh nhân tạo.Chuyên gia thụ tinh cần phải có kỹ năng phát hiện lên giống nhanh và chính xác. Bước đầu tiên để nâng cao năng suất phối là phải tìm ra thời điểm phối thích hợp.Những điểm cần lưu ý khi muốn thụ tinh nhân tạo thành công. Nái cần được phối đúng thời điểm. Kiểm tra lên giống 2 lần/ ngày. Sau khi heo cai sữa, tùy thuộc vào số ngày lên giống lại và bình quân thời gian lên giống liên tục để đưa ra kế hoạch thụ tinh. Nếu làm được những điều trên thì tỷ lệ đẻ và số heo con đẻ ra sẽ cao.Cần kiến thức và kỹ thuật:Cần người được huấn luyện kỹ về kỹ thuật. Người quản lý trại phối mỗi ngày phải kiểm tra trại 3 ~ 4 lần, có sự yêu thích và nhiệt huyết với việc xác định nái lên giống.Nái phải được cấp cám chính xác:Nái được cho ăn đúng và đủ sẽ hỗ trợ tốt cho việc lên giống và thụ thai. Trước khi phối cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và chất xơ. Bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất vi lượng khi cần thiết.Sau khi cai sữa nên di chuyển ngay:Khi cai sữa cần cách ly ngay nái và heo con. Khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho nái giảm đột ngột và môi trường nuôi thay đổi sẽ giúp chúng lên giống.Lắp đặt đèn chiếu sáng khu vực phối:Khu vực phối cần có độ sáng khoảng 100 lux. Một đêm chiếu sáng khoảng 2 ~ 3 tiếng nhằm hỗ trợ heo lên giống. Ánh sáng khu vực phối rất quan trọng. Để hỗ trợ heo lên giống cần phải kéo dài thời gian heo tiếp xúc với ánh sáng.Cho tiếp xúc trực tiếp với heo đực:Nái cai sữa cần được tiếp xúc trực tiếp với đực 2 lần/ ngày. Do được tiếp xúc với đực, nái trở nên quen, không sợ đực.Dùng đực để kiểm tra lên giống trên 2 lần/ ngày:Để kiểm tra nái lên giống cần sử dụng heo đực (2 lần/ ngày). Duy trì tiếp xúc giữa đực và nái khoảng 5 ~ 15 phút/ lần. Nếu không có heo đực, lúc kiểm tra lên giống lần 2 phải dùng tay ấn lên lưng nái. Cần nắm rõ thời gian phối: Cần phối vào thời điểm trước khi trứng rụng khoảng 10 ~ 24 tiếng. Trứng rụng vào thời điểm 2/3 của chu kỳ lên giống. Ví dụ heo lên giống liên tục trong vòng 2 ngày (48 tiếng) thì sau 15 ~ 24 tiếng kể từ khi ấn lưng mà nái đứng im chịu đực thì ta có thể đưa vào phối. Còn nếu thời gian nái lên giống liên tục là 3 ngày (72 tiếng) thì thời điểm phối là sau 30 ~ 40 tiếng khi nái đứng im chịu đực. Những nái sau cai sữa lên giống lại nhanh, thường có thời gian lên giống liên tục dài. Ngược lại, nái lên giống lại chậm thì thời gian lên giống liên tục ngắn. Lưu ý, đối với heo hậu bị, khi xác định đã lên giống thì nên đưa vào phối nhanh.Để xác định thời điểm phối cần chú ý tới cơ thể nái. Khi âm hộ nái chuyển sang tái, không còn sưng đỏ, hoặc khi có đực đứng trước mặt, dùng tay ấn vào lưng nái vẫn đứng im trên 2 phút, thì đó là thời điểm phối thích hợp.Khi phối cho nái, nếu xoa đè vào người nái sẽ giúp tử cung nái co bóp, khiến tỷ lệ thụ thai và số heo con đẻ ra cao hơn. Cần quản lý sao cho, đa số nái phối một lần đã thụ thai, số nái phối 2 lần mới mang thai chỉ chiếm từ 30 ~ 40%.Thả đực đứng trước đầu nái khi phối:Khi tiến hành phối cho nái, nên thả đực vào trại phối cho nái nhìn thấy. Ngoài ra, khi phối nên ấn vào lưng nái hoặc cho nái đeo bao cát, vòng lưng, sẽ mang lại hiệu quả cao.Sau khi phối cho nái cần chú ý nái có lên giống không:Sau khi phối cho nái, nếu thời gian lên giống kéo dài hơn dự kiến thì nên phối thêm một lần nữa. Thời điểm phối lần 2 nên sau khi phối lần 1 khoảng 16~24 tiếng.Kỹ thuật phối phải đúng:Trước khi phối cho nái, phải vệ sinh sạch âm hộ của nái. Xoa ít dầu hoặc gel chuyên dụng vào đầu cây phối, sau đó đưa vào bên trong cổ tử cung nái bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Thời gian tiếp nhận tinh của mỗi nái có sự khác biệt. Không được bóp mạnh để đưa tinh vào nhanh.Lựa chọn nhà cung cấp tinh tốt:Trại cần lựa chọn nhà cung cấp tinh có uy tín. Khi giao tinh, tinh phải được bảo quản ở nhiệt độ 16 ~ 170 C. Tinh phải được sử dụng trong vòng 48 tiếng kể từ khi khai thác.Tạo cảm giác an toàn cho nái sau khi được phối xong:Nái sau khi được phối xong nên nhốt ở chuồng ép trong khoảng 4 tuần. Thời gian này không được cấp cám quá nhiều và phải luôn tạo cảm giác an toàn cho nái. Kiểm tra liên tục heo có lên giống không trong vòng 19 ngày. Sau đó, có thể siêu âm để xác định nái mang thai. Theo pignpork.com

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố nấm mốc lên sức khỏe động vật bây giờ đã đuợc biết rõ hơn. Những ảnh huởng của chúng lên hệ miễn dịch mở ra cánh cửa cho virus thường ít được thảo luận, Có nhiều lí do để nghi ngờ rằng chúng đóng vai trò nào đó trong bệnh do PRRSv, PCV2 và PENS (Porcine Ear Necrosis Syndrome). Độc tố nấm mốc là những chất biến duỡng thứ cấp khác nhau do nấm sinh ra khi phát triển trong thức ăn cho động vật. Việc hấp thụ độc tố nấm mốc, tuy ở mức chưa gây bệnh lý lâm sàng rõ rệt, có thể ức chế chức năng miễn dịch và làm giảm sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm. Sự mẫn cảm của hệ thống miễn dịch đối với độc tố nấm mốc gây suy giảm miễn dịch xuất phát từ sự nhạy cảm của các tế bào có chức năng điều hoà miễn dịch trong quá trình tăng sinh và biệt hoá liên tục của chúng.Suy giảm miễn dịch do độc tố nấm mốc làm giảm hoạt động của tế bào T, B, suy giảm sự sản xuất globulin miễn dịch và kháng thể, giảm hoạt động của bổ thể hoặc Interferon và suy giảm chức năng tế bào đại thực bào. Mặc dù cơ chế tác động gây suy giảm miễn dịch đặc hiệu của độc tố nấm mốc hiện nay chưa rõ ràng, nhưng sự ức chế tổng hợp DNA, RNA và protein thông qua một loạt các cơ chế khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới tác động suy giảm miễn dịch của nhiều độc tố nấm mốc.Miễn dịch đường tiêu hóaDeoxynivalenol (DON) thuộc nhóm độc tố nấm mốc trichothecene, được sản sinh bởi các loài nấm mốc Fusarium. Trong số các loài động vật dạ dày đơn, heo là loài cảm nhiễm nhất với DON, độc tố làm giảm lượng thức ăn và giảm tăng trọng rõ rệt. DON cũng đã được ghi nhận là có thể làm tăng sự cảm nhiễm với virus. Thiệt hại kinh tế do độc tố nấm mốc là không thể xác định chính xác, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ước tính, thu hoạch nông sản tại Mỹ thiệt hại trung bình hàng năm do độc tố nấm mốc aflatoxin, fumonisins và deoxynivalenol vào khoảng 932 triệu đô Mỹ.Niêm mạc ruột đóng vai trò như một rào cản, ngăn chặn sự xâm nhập của kháng nguyên từ bên ngoài, bao gồm protein trong thực phẩm, thuốc, độc tố, vi sinh vật cộng sinh và các mầm bệnh, vào các mô. Theo đường ăn uống, một lượng deoxynivalenol từ thấp đến trung bình sẽ tiếp xúc trước nhất với các lớp tế bào biểu mô dạ dày-ruột. Miễn dịch niêm mạc bao gồm hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thu được có thể bị ảnh hưởng bởi DON. Các thành phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh là các tế bào biểu mô ruột, chúng được kết với nhau bằng các liên kết chắc chắn và được phủ chất nhầy sản xuất bởi các tế bào goblet trên niêm mạc ruột. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, DON có thể làm tăng tính thấm của lớp biểu mô ruột heo và ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của các tế bào biểu mô ruột. Một số độc tố nấm mốc cũng có khả năng điều tiết việc sản xuất các cytokine, trong khi DON làm tăng sự sản sinh TGF-β và IFN-γ trong các tế bào biểu mô ruột. Ở cấp độ tế bào, độc tính chính của DON là sự ức chế tổng hợp protein bằng cách làm gián đoạn tổng hợp DNA và RNA. DON ảnh quan trọng đến sự phân chia của các tế bào, bao gồm những tế bào trên bề mặt đường tiêu hóa. Cần lưu ý rằng DON do gây ra quá trình chết tế bào trên đường tiêu hoá, làm biến đổi niêm mạc dạ dày, biểu mô hạt dạ dày và tế bào khe ruột.Ảnh hưởng nhiều hơn đối với virusĐộc tố nấm mốc Fusarium, bao gồm DON, làm giảm khả năng loại bỏ Reovirus ở ruột.PRRSvVirus PRRS là một loại virus lây nhiễm cao, nhân lên trong các bạch cầu đơn nhânVirus PEDCơ chế phát sinh bệnh và miễn dịch của virus PED tương tự như ở bệnh viêm dạ dày ruột.Hội chứng hoại tử tai ở heoVai trò quan trọng của độc tố nấm mốc cần được nhấn mạnh trong một bệnh quan trọng khácThay đổi tính cảm nhiễm đối với bệnh truyền nhiễmKết luận, độc tố nấm mốc có thể làm thay đổi tính cảm nhiễm của thú đối với các bệnh truyền nhiễm Nguồn: Heo.com.vn

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng thêm 100 g ở tuần đầu sau cai sữa, thì thể trọng của heo con sẽ tăng ít nhất 2 kg khi kết thúc 4 tuần sau cai sữa. Có nhiều cách để dẫn dụ heo cai sữa bắt đầu ăn vài giờ sau khi tách mẹ, nhưng chúng ta vẫn làm theo những cách thức xưa cũ khiến cho heo con bị thiếu thức ăn trong nhiều ngày.Nhiệm vụ tập ăn thức ăn khô cho heo cai sữa thường không dễ dàng gì. Lượng thức ăn ăn vào sau cai sữa luôn thấp hơn so với nhu cầu biểu hiện hết tiềm năng di truyền của sự tăng trưởng ở heo hiện đại. Thông thường, vấn đề hóc búa này được cho là do cai sữa sớm ở 2 – 3 tuần, không giống với cai sữa tự nhiên ở khoảng 8 tuần tuổi, nhưng kể cả khi cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi thì kết quả quan sát được cũng cho thấy không khả quan hơn.Nhiều chuyên gia dinh dưỡng gọi tình trạng này là “bỏ ăn” hay chán ăn nếu heo vẫn nhịn đói thay vì ăn thức ăn khô. Việc đến thăm chuồng heo cai sữa sẽ mang đến nhiều thông tin để có thể giải quyết các vấn đề gặp phải sau cai sữa. Heo đói thì theo bản năng sẽ tự động ăn thức ăn khô, chúng chỉ không biết là thức ăn nằm ở đâu và tìm thấy như thế nào. Theo kinh nghiệm của tôi, không phải việc heo bỏ ăn là vấn đề mà là không nhận ra được những tập tính của heo con và giúp chúng thích nghi với hệ thống cho ăn mới là vấn đề thực sự.Vì vậy, trong các điều kiện chăn nuôi công nghiệp, heo cai sữa luôn phải trải qua tình trạng thiếu thức ăn không tự nguyện. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm hiệu suất tăng trưởng ở giai đoạn nuôi thúc, ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận thu được. Không bình thường khi heo nhịn đói trong 3 đến 5 ngày sau khi cai sữa, nếu mọi thứ được thực hiện tốt ngay từ ban đầu, heo con nên bắt đầu ăn trong vòng vài giờ sau khi chuyển đến chuồng cai sữa . Hãy để chúng tôi kiểm tra làm thế nào điều này có thể được thực hiện:Chọn thức ăn sau cai sữa phù hợp nhấtNgay cả trong kịch bản tài chính tồi tệ nhất của trại, thì việc cắt giảm chi phí thức ăn heo con không phải là một động thái khôn ngoan nhất. Khẩu phần cho heo con phải là khẩu phần tốt nhất và cũng tốn kém nhất, nhưng may mắn đây chỉ là một giai đoạn ngắn và chúng ta không phải cho ăn quá lâu để đạt được lợi ích mong muốn: tập cho heo ăn thức ăn khô. Đầu tiên nên cung cấp một khẩu phần cân bằng và ngon miệng để thu hút heo tìm đến thức ăn, sau khi heo đã ăn, có thể thay thế bằng một khẩu phần ít tốn kém hơn. Có thể cho heo con ăn đến 2 kg thức ăn/heo, nhưng nếu việc quản lý thức ăn được thực hiện đúng cách chỉ cần cho ăn 250 g/con là đủ. Heo con sẽ tìm kiếm thức ăn trên sàn chuồng theo bản năng.Bắt đầu cho ăn trên đệm lót sàn chuồngHầu hết các nhà chăn nuôi sẽ cung cấp thức ăn khô (thường là dạng viên) ở các máng ăn thông thường và kỳ vọng heo con nhận ra. Nhưng điều này hoàn toàn sai. Heo con sẽ tìm kiếm thức ăn trên sàn theo bản năng và việc rãi một lượng nhỏ thức ăn trên đệm lót sàn chuồng sẽ kích thích heo con đánh hơi và tìm đến thức ăn khô. Cũng nên đặt thức ăn cả trong máng tập ăn thông thường hay máng nhựa. Thức ăn viên là lựa chọn tốt nhất cho khẩu phần thứ 2 và luôn luôn phải trộn chung với thức ăn tập ăn đầu tiên.Sử dụng nguyên liệu đặc biệtCó 2 loại nguyên liệu/phụ gia thức ăn: một là làm tăng khả năng tiêu hóa/tính thèm ăn, loại còn lại là tăng cường chức năng đường ruột. Thực tế, tăng cường sức khỏe đường ruột đảm bảo heo sẽ đạt được tiềm năng tối đa, trong khi tăng khả năng tiêu hóa rất cần cho heo khi ăn khẩu phần sau này. Những nguyên liệu này có thể là kháng sinh kích thích tăng trưởng (một số nơi vẫn sử dụng); kẽm oxít và đồng sunfat ở liều dược lý (hoặc các chất thay thế ở liều thấp hơn); các axít hữu cơ (liều cao); globulin miễn dịch trong thức ăn (từ protein trứng miễn dịch cao hay huyết tương động vật); và có thể là lactose. Nguồn protein tiêu hóa cao như bột cá, sữa tách béo và gluten lúa mì cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng.Cân đối chi phí thức ănMặc dù khẩu phần chất lượng cao cho heo con rất hữu ích trong việc gia tăng năng suất tăng trưởng sau cai sữa, nhưng những lợi ích này có thể dễ dàng bị mất đi nếu chúng được cho ăn khẩu hần này trong thời gian quá dài (heo sẽ bị tiêu chảy với khẩu phần giàu đường/lactose) hay với lượng thức ăn cho heo cai sữa chưa phù hợp theo trọng lượng (hao phí). Tính toán chi phí thức ăn hợp lý với khẩu phần tốt hơn cho nhóm heo con nhẹ cân và giảm bớt ở nhóm nặng cân. Tuy nhiên, có một lỗi phổ biến thường không được để ý là heo nặng cân bú nhiều sữa và do đó chúng mất nhiều thời gian hơn so với nhóm heo nhẹ cân để thích nghi với khẩu phần ăn khô. Do vậy, đầu tiên nên cung cấp khẩu phần cân đối cho cả heo có trọng lượng nặng nhất.Sữa thay thếHeo cai sữa sẽ dễ dàng tiêu thụ sữa thay thế dạng lỏng, ấm ở nhiệt độ thích hợp. Cung cấp sữa thay thế trong 3 – 4 ngày có thể giúp tăng gấp đôi lượng chất khô ăn vào so với cho ăn thức ăn tập ăn dạng viên. Tuy nhiên, heo chỉ được cho ăn thức ăn lỏng có thể khó thích nghi với thức ăn khô trừ khi sữa thay thế được kết hợp với khẩu phần tập ăn chất lượng cao hoặc sữa dạng viên. Sữa thay thế tốt nhất chỉ nên dùng cho heo con nhẹ cân hay heo mất mẹ để giảm chi phí. Đầu tư vào thiết bị hoặc nhân công cũng cần phải được chú ý để đạt lợi ích tốt nhất từ sữa thay thế.Thức ăn lỏngỞ những trại chăn nuôi mà heo được cho ăn thức ăn khô, heo cai sữa có thể được cung cấp hỗn hợp cháo ấm gồm thức ăn và nước (50:50) trong hai hoặc ba ngày đầu sau cai sữa. Biện pháp này ngăn ngừa tình trạng đói và quan trọng hơn là mất nước ở heo. Trừ khi cháo được chế biến đặc dần (70:30), một số heo con có thể không thích nghi với thức ăn khô. Sự lắng đọng chất rắn trong các bát không phải là vấn đề nếu máng vẫn còn đầy nước. Kết quả thực tế cho thấy biện pháp này rất đáng khích lệ.Vẫn phải cho ăn tập ăn dù có hiệu quả hay khôngGiả sử heo con được cai sữa sau 21 ngày tuổi, thức ăn tập ăn nên bắt đầu ngay ở 4 ngày tuổi. Không nên tập ăn sớm quá, không phải vì heo sẽ không ăn thức ăn, mà do hầu hết các thức ăn như vậy chứa sucrose và trước độ tuổi này heo con không sử dụng sucrose, làm cho sucrose trở thành chất độc. Ngay cả khi heo con không ăn đủ thức ăn tập ăn để đem lại lợi ích rõ ràng khi cai sữa (trọng lượng cao hơn), nhưng kinh nghiệm của chúng với thức ăn tập ăn sẽ giúp chúng sớm quen với thức ăn khô trong các máng thông thường, giảm việc rải thức ăn trên đệm hay nhu cầu thức ăn lỏng. Tất nhiên, công thức thức ăn tập ăn đúng và phương pháp cho ăn phù hợp có thể sản xuất heo cai sữa có thể trọng tốt hơn.Sau hơn 25 năm nghiên cứu, lập khẩu phần, sản xuất và cố vấn về thức ăn cho heo con và cách cho ăn, tôi không thể chấp nhận rằng heo không chịu ăn và bị đói sau cai sữa, đó là lỗi do chúng ta cho ăn không đúng cách. Chúng ta nên lựa chọn đúng loại thức ăn dành cho heo con và tập huấn cho đội ngũ nhân viên chăn nuôi sao cho heo con bắt đầu ăn không phải trong vài ngày mà là vài giờ sau khi cai sữa. Theo wattagnet.com

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

Vấn đề của những nước chăn nuôi kém phát triển là chi phí chăn nuôi quá cao. Trong đó, chi phí cám chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành, chúng chiếm từ 60 ~ 70% giá thành sản xuất. Các trại quản lý tốt vấn đề cho ăn thì sẽ thu được nhiều lợi ích. Bài viết sẽ trình bày một số phương pháp giúp giảm chi phí cám trong chăn nuôi.Chi phí cám cao do FCR cám cao. Có 3 nguyên nhân chính khiến FCR cám tăng cao: thứ nhất là tỷ lệ chết cao, thứ hai là cấp cám không phù hợp với từng giai đoạn nuôi, thứ ba là cám lãng phí nhiều. Nếu quản lý tốt tỷ lệ chết và cấp cám phù hợp với từng giai đoạn ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cám.Quản lý tỷ lệ chết: heo con nhận được kháng thể thông qua sữa đầu, các kháng thể nhận từ mẹ sẽ giúp heo con có sức đề kháng chống lại dịch bệnh từ bên ngoài. Các kháng thể nhận được từ sữa mẹ sẽ đạt mức cao nhất khoảng 1 ~ 2 ngày sau khi bú sữa đầu, sau đó lượng kháng thể này sẽ giảm dần. Khi lượng kháng thể này giảm dần, nếu heo chưa được chích vắc-xin thì khả năng nhiễm bệnh sẽ cao. Chính vì vậy, việc quản lý dinh dưỡng khoảng thời gian trước và sau cai sữa rất quan trọng.Cho heo con ăn cám tập ăn thời gian theo mẹ: Độ lớn của heo con và lượng sữa nái tiết ra sẽ tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là khi heo con càng lớn thì lượng dinh dưỡng chúng cần càng tăng (nhưng lượng sữa nái tiết ra lại giảm). Trọng lượng heo lúc mới sinh chỉ khoảng từ 1 ~ 1,5 kg, nhưng chỉ sau 1 tuần trọng lượng chúng lại tăng gấp đôi, đến khi cai sữa thì trọng lượng chúng tăng gấp 5 lần so với lúc mới sinh. Khi lượng sữa nái tiết ra giảm, ta cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho heo con. Ta có thể cho heo con ăn cám tập ăn, nên cho heo con ăn vào lúc trên dưới 10 ngày tuổi. Lượng cám cho heo ăn sẽ tăng dần theo từng ngày, nhưng khuyến cáo cho ăn nhiều lần, mỗi lần một chút. Có một số trại cho ăn cám tập ăn trộn với chế phẩm thay thế sữa trong thời gian theo mẹ nhằm giúp nái đỡ hao mòn thể lực (đặc biệt giảm tình trạng năng suất sụt giảm ở lứa thứ 2).Quản lý dinh dưỡng sau khi cai sữa:Cai sữa là giai đoạn heo con chịu nhiều stress nhất. Giai đoạn cai sữa, hệ tiêu hóa và miễn dịch heo con chưa ổn định. Cám ăn vào những ngày đầu sau cai sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào nhung mao đường ruột. Thời gian đầu, các tế bào nhung mao chưa phát triển kịp khiến heo con không lớn. Ta cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để hệ tiêu hóa hấp thu và giúp heo có khả năng chống lại các dịch bệnh. Những heo con có trọng lượng quá thấp cần gom lại quản lý tập trung. Heo con đã được tập ăn từ trước sẽ dễ dàng thích ứng hơn khi bước vào thời kỳ cai sữa. Cám cho heo con giai đoạn cai sữa nên có hàm lượng dinh dưỡng cao.Quản lý tỷ lệ cám cho heo con:Mỗi tháng trại sẽ nhập nhiều loại cám. Chúng ta cần thống kê dữ liệu để xem số lượng cám từng loại tăng giảm như thế nào. Tỷ lệ cám cho heo con của mỗi trại có sự khác biệt. Trại sử dụng nhiều có thể chiếm tới 7 ~ 8% tổng lượng cám, trại sử dụng ít thì chỉ chiếm khoảng 2 ~ 3% tổng lượng cám sử dụng. Tỷ lệ sử dụng cám heo con phụ thuộc vào giá heo và tình hình tài chính của trại. Tuy vậy, cám heo con sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngày tuổi xuất chuồng. Nếu tỷ lệ này giảm quá nhiều sẽ không tốt cho năng suất của trại. (Trích Ấn Phẩm Chăn Nuôi Heo)

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

Cách phòng, chống bệnh dịch tả trên đàn vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chẩn đoán bệnh tiềm ẩn bên trong...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm