Bệnh heo

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO

Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và sức đề kháng của cơ thểThể cấp tính( thể bại huyết):Con vật có biểu hiện sốt rất cao( lên đến 42,2 độ), khó thở, thở thể bụng, kiệt sức Tỉ lệ chết cao( 5-40%) Ở lợn chết và sắp chết, vùng bụng có màu tím do trúng độc nội độc tốThể á cấp tính:Phổ biến ở lợn trưởng thành và heo nuôi vỗ béo giai đoạn cuối Heo có biểu hiện ho, thở thể bụngThể mãn tính:Phổ biến ở heo 10-16 tuần tuổi Biểu hiện: ho, thở mạnhTriệu chứng dễ nhầm với bệnh do M. Hyopeumoniae gây ra. Vì vi khuẩn P. multocida thường kế phát làm cho bệnh suyễn heo càng thêm trầm trọng

BỆNH HỒNG LỴ TRÊN HEO.

Thể cấp tính:Heo sốt cao 40 – 40,5°C; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn;Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xá;Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.Thể mạn tính:Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tí;Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen;Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước;Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi.

BỆNH VIÊM DA DO THIẾU KẼM TRÊN HEO NÁI VÀ HEO THỊT.

- Heo cai sữa và heo hậu bị chậm lớn, giảm ăn, uống nước nhiều. - Bệnh phát ra khi trên da heo xuất hiện các đốm đỏ nhỏ như muỗi cắn, tập trung tại các vùng da mỏng, sau đó sẽ lan dần sang các vùng da khác, với đặc điểm đối xứng qua đường giữa lưng và đường trắng dưới bụng. Các triệu chứng rõ ràng hơn khi ở vùng chân dưới và trên lưng. Ngoài ra các triệu chứng đôi khi cũng có thể thấy ở các vùng xung quanh mắt, tai, mõm và đuôi, cuối cùng là lan ra toàn bộ cơ thể. - Trong thời gian này do sức đề kháng của da yếu, vi khuẩn, nấm da, cái ghẻ, kí sinh trùng sẽ phụ nhiễm, gây tổn thương các điểm đỏ làm mở rộng các điểm này, tạo nên vùng hoại tử lớn, hoặc rất nhiều vùng hoại tử nhỏ trên da, dịch viêm từ vết thương chảy ra tạo thành lớp vảy, đóng trên da. - Heo bị rụng lông và lở loét mặt ngoài da giống như bị ghẻ, nấm, và viêm da tiết dịch, điểm khác biệt là nó không bị ngứa như bị ghẻ hoặc nấm. Đối với viêm da tiết dịch thì thường xảy ra ở những con heo non hơn, con nhỏ hơn. Nếu bị nhiễm trùng, các nốt loét sinh mủ dày lên thành mảng. - Triệu chứng thiếu kẽm thường gặp ở heo nái là lông dễ rụng, phối nhiều lần không thể đậu thai, trong khi heo vẫn ăn uống bình thường, không bị sốt. Hiện tượng này dễ gặp ở heo nái nuôi tại vùng núi phía Bắc. - Triệu chứng thứ hai là khi heo đang có chửa hay bị viêm da do thiếu kẽm (hiện tượng này thường xảy ra ở heo giống nội), sau khi đẻ xong hiện tượng này hết. - Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON (DO MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN )

Hội chứng tiêu chảy ở heo con là một vấn đề toàn cầu, mỗi năm hội chứng này gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi heo thế giới và là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ chết ở heo HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con vì vậy việc hiểu, đánh giá đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý và đưa ra những giải pháp để kiểm soát bệnh. Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy cho heo con: vi khuẩn, virus, một số nguyên nhân khác như: nhiệt độ, môi trường, thức ăn... 1. Nguyên nhân gây bệnh • Do heo mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, mất sữa dẫn đến sữa bị nhiễm khuẩn => Heo con bú vào sẽ bị tiêu chảy. • Heo con bị lạnh do thiếu nhiệt. • Heo con không bú đủ sữa đầu. • Thiếu sắt => rối loạn tiêu hóa => heo con tiêu chảy. • Chuồng nuôi bẩn, vệ sinh kém dẫn tới heo con bị nhiễm khuẩn, nhiễm cầu trùng. • Tập ăn và cai sữa không đúng phương pháp cũng là nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ở heo con.2. Cách phòng: • Đối với heo mẹ mới đẻ nên phòng viêm vú, viêm tử cung bằng kháng sinh sau: NASHER AMX,... • Cung cấp nước, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho heo nái trước và sau khi sinh. • Khi nái sắp sinh cần chuẩn bị quây úm đảm bảo nhiệt độ, tránh để heo con bị lạnh khi ra khỏi cơ thể mẹ • Cho heo con bú đủ sữa đầu. • Tiêm FERAXX- FORTE cho heo con lúc 3 ngày tuổi để cung cấp sắt, chống thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng. • Vi trùng gây bệnh rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như DES FOAM PAA hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE,. Vì thế, nếu vệ sinh sát trùng chuồng trại tốt sẽ ngừa được bệnh. • Tập ăn cho heo con giai đoạn 7 – 10 ngày tuổi. • Chú ý cai sữa đúng phương pháp, nên cai sữa giai đoạn heo con được 25 ngày tuổi. Đặc biệt, không cho heo ăn no ngay ngày đầu tiên sau cai sữa. • Trong thời gian cai sữa bổ sung thêm men tiêu hóa PROBI, ZYMEPRO giúp heo con tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt hơn. 3. Điều trị: Khi phát hiện heo con bị tiêu chảy cần nhận biết và phân biết heo bị tiêu chảy do nguyên nhân nào, nếu do các nguyên nhân kể trên thì có biện pháp xử lý như sau: Dùng YENLISTIN 40%: Liều pha nước: 1g/16-20lít nước hoặc 1g/80-100kg P. Liệu trình 3-7 ngày Liều trộn thức ăn: 100-120ppm. Dùng SULTEPRIM ORAL: Liều 1ml/1-2 lít nước uống. Liệu trình 3-5 ngày Dùng HEHMULIN 450: Liều trộn 900g/1 tấn thức ăn, liệu trình 10-14 ngày.

BỆNH VIÊM TEO MŨI TRUYỀN NHIỄM (PAR)

Triệu chứng đầu tiên: ho, hắt hơi, và có dịch mũi chảy raNáiKhông có dấu hiệu lâm sàng. Mũi biến dạng: xương hàm trên bị ngắn hơn so với hàm dưới Heo nái bị xuất huyết mũi vào thời kì thai cuối có thể ảnh hưởng đến thaiHeo con theo mẹ, heo cai sữa và heo choaiHắt hơi, hắt hơi ra máu, thở khụt khịt Chảy nước mắt thành dòng Mũi bị vẹo, co lại và nhăn nheo. Nước mũi chảy nhiều có dịch nhày, có mủ Tăng trọng và tăng trưởng hàng ngày giảm. Hệ số chuyển đổi thức ăn tăng lên. Gia tăng các bệnh đường hô hấp.

GIẢM TỶ LỆ CHẾT SAU CAI SỮA

Ở các nước chăn nuôi tiên tiến thì tỷ lệ chết sau cai sữa được khống chế ở mức dưới 10%. Ở một số quốc gia, tỷ lệ chết sau cai sữa lên đến 20%. Nếu giảm được tỷ lệ chết sau cai sữa xuống dưới 10% thì ta sẽ tăng được thêm 2 heo thịt. Lý do của sự chênh lệch năng suất ở đây là do trang thiết bị lạc hậu, phương pháp quản lý nuôi dưỡng còn nhiều thiếu sót. Do trang thiết bị lạc hậu, nên việc thông thoáng khí chuồng trại, giữ ấm không tốt sẽ khiến heo dễ mắc bệnh hô hấp, tỷ lệ heo chết tăng. Heo nuôi với mật độ cao sẽ khiến các bệnh dễ thành mãn tính, năng suất bị sụt giảm.Vấn đề ở các trại năng suất thấp là số heo con cai sữa thấp và tỷ lệ chết cao. Để cải thiện được tỷ lệ chết sau cai sữa ta cần cải tiến trang thiết bị, tạo môi trường nuôi dưỡng phù hợp để giúp heo phòng ngừa tốt dịch bệnh. Trại cần ghi chép, thu thập, phân tích dữ liệu năng suất. Dựa vào đó ta mới đề ra mục tiêu, thông báo rộng rãi cho toàn bộ nhân viên trại để cùng nhau thực hiện.Cải tiến môi trường nuôi và trang thiết bị chuồng trại: Thiết bị và môi trường nuôi không phù hợp sẽ khiến heo dễ mắc bệnh, chết heo. Chính vì vậy, môi trường trong chuồng trại phải thích hợp với heo. Những trại có năng suất tốt thường sẽ có trang thiết bị hiện đại. Chuồng được cách nhiệt tốt, quản lý tự động tiểu khí hậu chuồng trại.Ngăn chặn dịch bệnh lây lan: để ngăn chặn dịch bệnh lây lan cần áp dụng cùng vào cùng ra ở từng giai đoạn nuôi. Sau khi di chuyển heo cần xịt rửa/sát trùng và giữ khô chuồng trại. Cho từng nhóm heo đẻ cùng lúc và cai sữa chung với nhau. Nếu làm tốt được vấn đề này thì sẽ dễ kiểm soát được dịch bệnh.Sản xuất heo con khỏe mạnh: khi nhập giống heo cao sản mới thì cần có chương trình quản lý phù hợp. Nái phải khỏe mạnh thì heo con mới khỏe mạnh được. Thông qua việc tiêm ngừa và phòng dịch ta sẽ giúp nái hình thành sức miễn dịch, đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho nái, những bầy nhiều con thì cần nhanh chóng ghép bầy, sử dụng các chế phẩm thay thế sữa mẹ. heo con sau khi sinh nhanh chóng lau khô, cho bú sữa đầu và để vào khu vực sưởi. Sữa đầu sẽ giúp heo con có sức đề kháng với dịch bệnh nên cần cho heo con uống đủ và nhanh nhất có thể. Nếu chỉ dựa vào sữa mẹ thì heo con không thể lớn nhanh, chính vì vậy cần bổ sung thêm cám tập ăn cho heo con. Cám dễ tiêu hóa, mùi vị thơm sẽ giúp heo con ăn nhiều và mau lớn.Thực hiện tiêm ngừa và nâng cao an toàn vệ sinh dịch tễ: chích ngừa vắc-xin là biện pháp giúp toàn đàn heo có sức đề kháng lại dịch bệnh. Việc thực hiện vắc-xin sẽ giúp giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Ví dụ như việc thực hiện vắc-xin ngừa PED và TGE sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh do tiêu chảy.Heo thịt nên được tiêm vắc-xin ngừa bệnh hồi tràng, PRRS, viêm màng phổi, viêm teo mũi truyền nhiễm, viêm phổi do Pasteurella. Nên dựa vào kết quả kiểm tra huyết thanh, kiểm tra khi giết mổ và tư vấn của bác sĩ thú y để lên chương trình vắc-xin.Đưa vào sử dụng chuồng heo bệnh: heo bệnh nếu nuôi nhốt chung với heo thường thì chúng sẽ không ăn đủ cám khiến tình hình bệnh càng trở nên nguy hiểm. Heo bệnh cũng sẽ thải nhiều tác nhân gây bệnh khiến lây lan sang heo khỏe mạnh. Chính vì vậy, heo bệnh sẽ phải được cách ly. Khi heo bệnh được cách ly thì tốc độ lây lan sẽ giảm, khả năng heo bệnh được phục hồi sẽ tăng. Chuồng cách ly heo bệnh nên được giữ ấm đảm bảo cho heo ăn và uống đầy đủ. Sử dụng kháng sinh và thuốc hạ sốt để hạn chế sự phát triển vi khuẩn và hạ thân nhiệt heo. Khi phát hiện ra heo bệnh cần ngay lập tức cách ly và điều trị. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Khi sử dụng thuốc cần ghi chép và bảo quản kỹ các thông tin như tên chế phẩm, liều lượng, thời gian điều trị, thời gian ngưng thuốc… Nếu áp dụng tốt biện pháp trên thì tỷ lệ chết heo sẽ giảm, giảm chi phí sử dụng thuốc, giải quyết được vấn đề tồn dư kháng sinh.Vào đầu những năm 2000 khi chưa có vắc-xin ngừa bệnh do Circovirus thì Tiến sĩ người Pháp F. Madec đã đề ra các quy tắc để giảm thiểu thiệt hại các bệnh do Hội chứng còi cọc sau cai sữa heo con (PMWS) gây ra.Tập trung quản lý trại đẻ:Áp dụng triệt để cùng vào cùng ra. Sau mỗi nhóm heo đẻ cần vệ sinh, tiêu độc kỹ.Heo nái phải tắm rửa sạch, trước khi đẻ phải điều trị hết bệnh và diệt kí sinh trùng.Chỉ khi thật cần thiết mới ghép bầy và chỉ thực hiện trong vòng 24 tiếng sau sinh.Tập trung quản lý trại cai sữa:Thiết kế các tấm vách để tránh tình trạng gió lạnh lùa, chia nhỏ chuồng.Áp dụng cùng vào cùng ra ở các nhóm heo mới nhập.Tránh nuôi nhốt với mật độ quá cao (duy trì dưới 3 con/m2 ).Tăng cường diện tích máng ăn (tối thiểu 7 cm/con).Duy trì nhiệt độ thích hợp.Cấm nuôi nhốt chung với heo của nhóm khác.Tập trung quản lý trại thịt:Sử dụng vách chia nhỏ chuồng.Áp dụng cùng vào cùng ra.Cấm nuôi nhốt chung heo khác nhóm.Duy trì thông khoáng khí chuồng trại.Không nuôi với mật độ quá cao (4,5 con/3,3 m2 ).Tập trung quản lý các vấn đề khác:Áp dụng chương trình vắc-xin phòng ngừa hiệu quả.Duy trì tiểu khí hậu chuồng trại thích hợp, phòng tránh stress khi chuyển heo.Khi thiến hoặc chích heo, phải vệ sinh tiêu độc thật kỹ. Cửa ra vào phải có dụng cụ sát trùng chân.Nhanh chóng cách ly, điều trị hoặc đào thải heo bệnh Nguồn: Heo.com.vn

ĐÁNH BẠI TIÊU CHẢY SAU CAI SỮA VỚI 3 BƯỚC

Tình trạng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa là một vấn đề do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Để đánh bại điều này, mà không càn sử dụng phụ gia kháng sinh hay oxit kẽm, cần đến 1 biện pháp toàn diện. Dưới đây là 1 số biện pháp bao gồm: sử dụng xơ không tiêu hóa trong khẩu phần, sử dụng dấu ấn sinh học của phản ứng viêm và gắn với kế hoạch sức khỏe toàn diện.Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi heo không sử dụng kháng sinh đã trở thành 1 vấn đề chính yếu trong ngành này. Áp lực từ những tổ chức địa phương và quốc tế đã khiến cho các công ty phải xây dựng lại một chuỗi sản xuất mới hoàn toàn. Giờ đây, thách thức này mở rộng đến mô hình của các trang trại. Để trang trại chăn nuôi heo có thể hoạt động mà không sử dụng đến kháng sinh, một trong những thách thức chính đó là tình trạng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa.Sử dụng xơ không hòa tan trong thức ăn chăn nuôiCác bệnh tiêu hóa trong tuần đầu sau cai sữa thường liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn. Khoảng thời gian từ khi cai sữa cho đến khi heo ăn lần đầu thường kéo dài 2 ngày, dẫn đến khả năng tiêu hóa thấp hơn. Việc hạn chế rối loạn ăn uống (bulimia) là rất quan trọng, rối loạn này có thể bị kích thích do cơn đói. Vì vậy, việc sử dụng xơ không hòa tan trong khẩu phần có thể hỗ trợ về vấn đề này.Vì lượng thức ăn ăn vào hằng ngày thường được chia thành các bữa và cách cho ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa cũng phải thích nghi với các thực tế này. Thức ăn được giữ lại trong dạ dày và một phần nhỏ thức ăn được đưa xuống ruột non. Sự co bóp của cơ giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột và đến ruột kết. Trong quá trình này, van hồi-manh tràng đóng vai trò tối quan trọng, nó giúp hạn chế sự trào ngược dịch chứa nhiều vi khuẩn từ ruột già lên đoạn hồi tràng (Hình 1). Phần thức ăn không tiêu hóa được lên men ở kết tràng và thải ra ngoài.Hình 1 – Hình vẽ cấu tạo van hồi-manh tràng Tuy nhiên, sau khi cai sữa, khả năng tiêu hóa ở heo con trở nên rất hạn chế vì nồng độ a-xít dạ dày thấp và do sự thay đổi làm giảm bề mặt thủy phân và hấp thụ ở ruột non. Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của heo con tại thời điểm cai sữa khiến cho chức năng của cơ vòng giữa đoạn hồi tràng và manh tràng (nơi vi khuẩn sinh sống) hoạt động chưa chuẩn xác. Khi xảy ra sự trào ngược dịch ruột từ manh/kết tràng vào hồi tràng, số lượng vi khuẩn tại hồi tràng tăng, làm tăng nguy cơ nhiễm các mầm bệnh cơ hội (ví dụ các chủng coliform) và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.Bổ sung thức ăn có thành phần giúp cơ vòng phát triển khỏe mạnh. Trong năm 2015, một đội nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Maria Grazia Cappai tại đại học Sassari, Ý, đã chỉ ra rằng, việc gia tăng số lượng hạt thức ăn > 1 mm trong khẩu phần làm tăng dộ dày của cơ vòng hồi-manh tràng, dẫn đến sự lượng vi khuẩn cơ hội trong hồi tràng giảm xuống.Thêm vào đó, xơ không hòa tan có thể làm hạn chế sự kết bám của E. coli vào tế bào thành ruột và do đó, làm giảm tỉ lệ tiêu chảy ở heo con.Các bữa ăn được chia nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, hạn chế sự tích tụ của các phần không tiêu hóa được trong thức ăn ở ruột già và do đó, giảm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột.Những vật chất này đã được xác minh trong một cuộc thử nghiệm được thực hiện tại cơ sở nghiên cứu Mixscience. Trong thử nghiệm đó, kết quả của 3 nhóm heo con thí nghiệm đã được so sánh. Heo con đã được cho ăn khẩu phần tập ăn có chứa một trong những chất sau:0,61% lignin 1,53% lignin 2,45% lignin.Ở nhóm nhận được mức lignin cao nhất heo con không cần được điều trị tiêu chảy. Sự khác biệt về tăng trưởng giữa những con heo được điều trị hoặc không bị tiêu chảy cao hơn ở nhóm nhận mức lignin thấp nhất (0,61%) so với nhóm nhận 1,53% lignin. Heo con được cho ăn với mức lignin cao nhất đã tăng lượng thức ăn ăn vào lên 16%, trong khi tốc độ tăng trưởng tăng 27% so với những con nhận mức lignin thấp nhất. Heo con được cho ăn hàm lượng lignin cao hơn cũng sạch hơn đáng kể so với các heo con khác (khi đo bằng dấu phân trên cơ thể).Hạn chế viêm ruộtViệc hạn chế viêm ruột cũng là một phương pháp quan trọng để kiểm soát sức khỏe đường ruột. Sử dụng dấu ấn sinh học trong phân để định lượng tình trạng viêm ruột để nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn trong giai đoạn cai sữa. Myeloperoxidase (MPO), một dấu ấn sinh học từ hoạt động của tế bào bạch cầu trung tính, là một thành phần của lysosome. Khi những tế bào miễn dịch này tập trung trên thành ruột và hạt hoá (degranulate), MPO sẽ được phóng thích vào khoang ruột. Enzyme này đã được ứng dụng trong y học trên người trong vài thập kỉ để xác nhận chẩn đoán các bệnh viêm ruột, và dấu hiệu này là chỉ báo ổn định của quá trình phân giải vi khuẩn trong kết tràng.Một bài thuyết trình tại hội nghị Zero Zinc (Không Kẽm) vào tháng 6/2019 tại Copenhagen, Đan Mạch, đã kết luận rằng, lượng MPO trong phân không bị ảnh hưởng bởi giới tính hay trọng lượng cai sữa của heo con. Tuy nhiên, MPO bị ảnh hưởng bởi độ tuổi heo con tại thời điểm lấy mẫu và điểm phân theo thang điểm Bristol. Lượng MPO tăng lên trong trường hợp heo đi phân không tốt. Kết hợp với năng suất chăn nuôi, xét nghiệm này cho phép xây dựng những công thức thức ăn phù hợp mà không sử dụng kháng sinh hay oxit kẽm.Hình 2: Tỷ lệ heo con được điều trị tiêu chảy ở mỗi nhà trại Áp dụng 1 biện pháp toàn diệnTrong kiểm soát sức khỏe đường tiêu hóa, thức ăn đóng vai trò cốt lõi. Tuy nhiên, nó không phải là biện pháp duy nhất để khắc phục các vấn đề trong trang trại. Do đó, dinh dưỡng nên được tích hợp vào một chương trình tổng thể bao gồm, xây dựng chuồng trại, di truyền giống, quản lý trang trại, mức độ kiến thức của nhà chăn nuôi, nguồn nước, áp lực mầm bệnh và kế hoạch dự phòng thú y. Tại Mixscience, một chiến lược như vậy được gọi là cách tiếp cận Quản lý Sức khỏe Động vật Bền vững.Cách tiếp cận này được minh họa bởi một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 tại các cơ sở nghiên cứu của công ty, so sánh tình trạng vệ sinh, năng suất và kỹ thuật chăn nuôi ở những heo con được nuôi trong một tòa nhà cũ (hơn 30 năm) với hệ thống thông gió kém và sàn lát bê tông, so với những con trong một tòa nhà khá mới với một sàn thép. Trong số heo con được nuôi trong tòa nhà cũ, 44% phải được điều trị tiêu chảy, so với 2% ở tòa nhà còn lại (xem Hình 2). Tiêu chảy liên quan đến việc giảm lượng tiêu thụ thức ăn 8% và giảm 20% tăng trọng trong 21 ngày đầu sau cai sữa  Theo pigprogress.net

PHƯƠNG PHÁP BẤM RĂNG CHO HEO SƠ SINH

Vệ sinh dịch tễ trên đàn heo con luôn là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu nhằm hạ thấp tỷ lệ chết của heo con theo mẹ.Biện pháp bấm răng heo sơ sinh giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đàn heo con. Vì thế cần áp dụng đúng cách biện pháp bấm phần nhọn của răng và biện pháp mài răng.Nếu trong nông trại trạng thái heo con không tốt cần phải kiểm tra lại việc bấm răng, nếu có mủ chảy ra nghĩa là cần có biện pháp điều trị.Mục đích của việc bấm răng cho heo sơ sinhBấm răng cho heo sơ sinh là để trong quá trình bú sữa heo con không dùng răng nanh cắn vú mẹ làm nái đau không tiết sữa, tránh làm bị thương vùng vú heo nái cũng như làm bị thương mặt các heo con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.Ưu điểm của bấm răng- Ngăn đầu vú và vú heo không bị thương.- Ngăn sự ngừng tiết sữa ở heo mẹ do bị đau.- Ngăn trong quá trình bú sữa heo cắn vào mặt heo con khác.Heo bấm răng không đúng bị viêm nhiễm khoang miệng rất nhiềuNhược điểm của bấm răng- Là nguyên nhân truyền bệnh.- Nếu bấm không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm khuẩn như chứng viêm khoang miệng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm ruột xâm nhập.- Tốn công lao động.Với những ưu và khuyết điểm ở trên, các trại phải lựa chọn giữa bấm răng và không bấm răng. Việc lựa chọn này không hoàn toàn chính xác ở các trại khác nhau. Một số tổ chức bảo vệ động vật khuyến cáo không nên bấm răng và mài răng.Trường hợp không bấm răngNgười viết đã tham quan một số nông trại không tiến hành bấm răng mà năng suất vẫn khá cao. Đặc trưng của các trại này là vệ sinh trại đẻ rất tốt, lượng sữa của nái khá cao. Quản lý ghép bầy phù hợp với số vú của nái. Dĩ nhiên vẫn có vết thương trên mặt heo con nhưng số lượng không nhiều và phần lớn sau khi cai sữa sẽ bình phục.Cũng có trường hợp chỉ bấm răng heo con nái hậu bị và nái đẻ nhiều con còn lại không bấm.Phương pháp bấm răngNếu bấm răng, đầu tiên phải giữ vệ sinh không cho viêm nhiễm, nếu để lây truyền bệnh hoặc nhiễm khuẩn là không đạt.Sử dụng kềm bấmPhải chuẩn bị nhiều hơn 2 cái kềm bén và làm bằng inox không rỉ. Mỗi khi bấm răng cho con của nái khác phải thay kềm và nhúng vào thuốc sát trùng (thuốc sát trùng không được pha đặc quá vì kềm được đưa vào miệng heo). Khi bấm chỉ bấm phần nhọn của răng. Để bấm được như vậy lúc đầu cần phải tập trung chú ý, sau khoảng 3 tháng có thể thành thục.Sử dụng biện pháp mài răngGần đây có nông trại sử dụng máy mài thay cho kềm bấm. Thế nhưng có một số nông trại không quen sử dụng máy mài nên không áp dụng biện pháp này. Nếu dùng cách bấm răng, có nhiều trường hợp làm răng bị mẻ, răng được bấm còn nhọn hơn. Biện pháp mài răng khắc phục được nhược điểm này. Một số trại vừa dùng kềm bấm vừa sử dụng máy mài. Hiện nay ở châu Âu họ không bấm răng mà sử dụng phổ biến máy mài vì lý do vệ sinh an toàn dịch tễ và không làm cho heo bị stress. Biện pháp này được một số quốc gia phát triển về chăn nuôi áp dụng có năng suất cao. Người viết nghĩ chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp mới này.Thời điểm bấm răngNgười viết đã thấy một số trại tiến hành đỡ đẻ đồng thời với việc bấm răng, điều này chứng tỏ họ đã không hiểu chính xác ý nghĩa của việc đỡ đẻ là giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ.Nhất định phải cho heo bú sữa đầu xong mới bấm răng. Tuy có tài liệu nói rằng sau khi sinh 6 tiếng, nếu bấm răng cũng không gây ảnh hưởng tới việc bú sữa đầu. Người viết khuyến cáo nên tiến hành bấm răng sau khi đẻ khoảng 24 tiếng.Bấm răng là một trong những việc phải làm trong thời kỳ heo mới sinh ra, và là một bước không thể bỏ qua.Có một chủ trại ở Mỹ đã nói: “Tại sao chúng ta lại bấm răng? Bởi vì nông trại chúng ta cần nái có 14 đến 16 vú và phải bảo vệ chúng, những nái dưới 12 vú sẽ bị đào thải”. Nguồn: Theo Pig & Pork

NÂNG CAO NĂNG SUẤT HEO NÁI SINH SẢN

Tổng đàn ủ rũ, ăn kém, ăn không hết khẩu phần với các triệu chứng: Thở yếu, khó thở, khò khè và có âm rale. Chảy nước mũi, hắt hơi, có bọt khí ở mắt. Đầu lúc lắc,”ngáp”, mắt sưng hơi hum húp, má sệ, mặt sưng. Khớp sưng, quèo, đi lại khó khăn, nằm một chỗ, rối loạn vận động, không ăn, uống và chết. Gà đẻ giảm, trứng không đều, vỏ mỏng – mất màu, đễ vỡ và tỷ lệ ấp nở giảm.

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

Thời kỳ ủ bệnh từ 2- 6 ngày, rất ít khi quá 12 ngày. Bệnh có 5 thể biểu hiện:Thể quá cấp: Bệnh xảy ra với các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng huyết: sốt cao 41- 41,5oC, bỏ ăn, nằm run và heo chết trong vòng 1 – 2 ngày.Thể cấp tính: Cũng với các biểu hiện nhiễm trùng huyết nhưng ở mức độ nhẹ hơn.Heo bị sốt và thân nhiệt tăng từ từ. Từ 39oC lên 40,5 – 41oC, rất ít khi vượt qua ngưỡng 41,5oC trừ khi bị bội nhiễm với vi khuẩn thứ phát. Trong thời gian thân nhiệt tăng lên cao như vậy, heo không có một biểu hiện ốm nào (vẫn ăn uống, đi lại, bài tiết có vẻ như bình thường).Sau 1 – 3 ngày, khi thân nhiệt đạt đến 40,5 – 41oC ta mới quan sát thấy heo tìm chỗ tối để nằm, run rẩy, khó thở, nhịp thở tăng, đôi khi còn nghe thấy chúng nghiến răng.Khi đó, nếu ta xua đuổi heo thì thấy chúng có các biểu hiện thần kinh, yếu phần sau, chân bị cứng trong bước đi, quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, tiếp đến mắt đỏ lừ có dử (viêm mí mắt), mũi khô, tai và đuôi lạnh. Đặc biệt cần biết là khi bị bệnh dịch tả, heo lạnh đều 2 tai và tai lạnh bao nhiêu thì đuôi lạnh bấy nhiêu.Khi cho heo ốm ăn, ta thấy chúng vẫn ngoe nguẩy đuôi ra chậu cám để ăn, rất muốn ăn nhưng chỉ bóp bép vài miếng rồi bỏ đi, chúng không ăn cám mà chỉ thích ăn rau xanh hoặc thức ăn khác lạ.Trong thời gian này, hầu hết các heo ốm đều bị táo bón, phân có màng nhầy và có mùi đặc biệt.Tuy bị ốm, bỏ ăn nhưng heo bệnh sút cân chậm, chúng bồn chồn hay nghiến răng và tìm nơi yên tĩnh nằm run.Sau đó, xuất hiện các nốt xuất huyết ở phần da mềm như vùng tai, bẹn, bụng và háng. Xuất huyết do dịch tả heo thuần khiết thường ở gốc tai (nếu bị ghép với Salmonella tức là ghép phó thương hàn thì xuất huyết có cả ở đỉnh, chỏm tai, rìa tai). Khi đùng ngón tay ấn mạnh để quan sát thì các nốt xuất huyết đỏ này nhanh chóng hồi phục sau vài giây tái nhợt. Đây là đặc điểm để phân biệt với đóng dấu heo và tụ huyết trùng. Ít lâu sau, các nốt xuất huyết chuyển sang màu đỏ thâm tím, hoại tử, tạo vẩy nâu.Bệnh nặng dần lên, heo ốm bắt đầu đi xiêu vẹo, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia, một số con bắt đầu bị tiêu chảy có một số trường hợp còn thấy phân lẫn máu hoặc có màu thâm nâu cà phê, đuôi luôn thõng và dính đầy phân. Heo ốm chỉ nằm,  bỏ ăn hoàn toàn và chết. Tỷ lệ chết rất cao trên 80% – 100%.Thể dưới cấp tính: Ở thể dưới cấp tính các triệu chứng tập trung ở đường tiêu hoá và hô hấp.Triệu chứng sốt dần dần giảm và duy trì ở mức 40,5 – 40,8oC, heo ốm lúc ăn lúc không.Heo bị táo bón nặng có màng nhầy hoặc lúc táo lúc ỉa chảy.Chảy nhiều nước mắt, gương mũi khô, tai và đuôi đều lạnh và tím ngắt.Heo ho và khó thở, lưng cong và đau khi thở hoặc đau khi chúng ta sờ nắn.Da khô và quăn, lông xù, heo gầy sút trông thấy.Trên da thấy các đám xuất huyết chuyển thành vảy màu nâu.Nếu bội nhiễm với phó thương hàn thì da tím tái, mép và rìa tai bị hoại tử loét.Thể mãn tính: Bệnh kéo dài từ một đến vài ba tuần và luôn kèm theo bệnh kế phát do một số vi khuẩn như Pasteurella (gây tụ huyết trùng), Salmonella (gây phó thương hàn), Streptococcus (gây liên cầu heo), Pyoceaneus (gây hoại tử da). Vì thế, ngoài các triệu chứng nhiễm trùng huyết thì các biểu hiện của thể mãn tính luôn kèm theo các triệu chứng viêm phổi và triệu chứng của bệnh thứ phát.Heo ốm xù lông, giảm cân, lúc tiêu chảy, lúc táo bón kèm theo màng nhầy. Heo ốm ăn uống thất thường, hay tìm chỗ tối để nằm, rúc đầu vào rơm rạ (chất độn), sốt nhẹ và ngắt quãng 40 – 40,5oC.Bụng đói hóp hông, đi loạng choạng, xiêu vẹo, mắt có dử, thậm chí chảy mủ (ken mắt), tím tái mõm và tai, lạnh đều cả hai tai và đuôi. Đuôi buông thõng. Tiêm kháng sinh thì hết sốt, heo thèm ăn, ngừng tiêm kháng sinh thì heo lại sốt nhẹ khoảng 40oC và lại bỏ ăn. Một số con gầy dần và chết do suy nhược, phần đông số còn lại dần dần khỏi bệnh và mang trùng. Heo nái mang trùng thường bị sẩy thai ở mọi thời kỳ trong thời gian chửa.Thể không điển hình: Đây là dạng ẩn của dịch tả heo thường xảy ra ở các trại đã được tiêm phòng cho heo con trước 30 ngày tuổi hoặc đã qua một vài năm dịch.Các triệu chứng chủ yếu ở đàn nái là sảy thai, chết lưu thai, đẻ non hoặc chết yểu trong thời gian 3- 4 tuần sau khi sinh.Heo con sinh ra từ những nái mang trùng này lúc đầu béo tốt, bú đều nhưng dần dần chúng có các biểu hiện run rẩy, thiếu linh hoạt, chậm lớn, xù lông, còi cọc và chết ở 4 – 5 tuần sau khi sinh. Heo mẹ lúc đầu cũng tiết sữa bình thường, nhưng lúc ăn, lúc bỏ ăn, do sốt nhẹ và ngắt quãng nên không chăm con như nái bình thường.

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

Thời gian ủ bệnh thường 5 – 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột. Heo sốt cao, sốt tới 42oC, kéo dài liên tục 4 ngày liền.Trong thời gian heo sốt cao, chúng vẫn linh hoạt đi lại, ăn, uống bình thường gây cảm giác như heo hoàn toàn khoẻ mạnh, khiến người chăn nuôi không để ý.Dịch tả heo châu Phi có 4 thể biểu hiện:Thể quá cấp: Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên. Heo đột ngột sốt cao 42oC, kéo dài 2 – 3 ngày tối đa 4 ngày rồi chết.Thể cấp tính: Đây là thể có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho bệnh dịch tả heo châu Phi.Heo ốm đột ngột, sốt cao 42oC với thể trạng hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 48 giờ trước khi chết, heo bệnh mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ, nằm bẹp. Nếu buộc phải dậy thì cũng rất khó khăn, mất đi dáng đứng tự nhiên. Mông sau yếu và chân sau bị bại khiến heo đánh võng khi bị xua đuổi.Heo bỏ ăn hoàn toàn và bắt đầu ho, thở khó, nhịp tim, nhịp thở tăng mạnh. Trên da mềm phần đầu, bụng, bẹn,… xuất hiện nhiều nốt xuất huyết và nhanh chóng biến thành màu tím thâm, có dịch rỉ.Mủ bắt đầu chảy ra từ lỗ mũi, từ mắt (ken mắt).Thể trạng heo xấu đi nhanh chóng. Trước khi chết xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Điều đáng chú ý là heo cảm thấy rất đau khi đại tiện, trong phân nhiều khi lẫn máu.Trong suốt quá trình ốm, thân nhiệt tăng và giữ nguyên cho đến lúc gần chết thì tụt xuống dưới mức bình thường. Khi phát hiện ra thân nhiệt dưới 39oC thì heo sẽ chết trong 24 giờ tới. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, tới 100%.Thời gian này, nếu xét nghiệm máu, chúng ta thấy rất rõ số lượng bạch cầu nhất là bạch cầu ái toan bị giảm rõ rệt, chứng tỏ quá trình tái tạo bạch cầu bị phong bế.Thể mãn tính: Dịch tả heo châu Phi thể mãn tính thường quan sát thấy ở những nơi bệnh đã thường xuyên nổ ra – dịch lưu cữ Điều này được giải thích bằng hai khả năng: Một là virus gây bệnh qua nhiều đợt dịch đã bị giảm độc lực, hai là nhờ có kháng thể tích cực do cơ thể heo bị bệnh tạo ra để chống lại chính virus gây bệnh và qua nhiều đời tái nhiễm mà heo đã tự tạo được sức đề kháng tốt chống lại khả năng gây bệnh của virus cường độc trong thiên nhiên.Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và chủ yếu rối loạn hô hấp và tiêu hoá. Tỷ lệ chết 30 – 50%.Thể ẩn bệnh (mang trùng): Có thể nói những heo bệnh qua khỏi cơn cấp tính và mãn tính đều mang trùng gây bệnh. Chúng trở thành heo khoẻ mang trùng trong thời gian rất dài. Cứ như thế, heo trong các ổ dịch lưu cữu tự tạo cho mình sức đề kháng rất tốt, ít khi mắc bệnh ở thể lâm sàng. Tuy nhiên, những heo này đôi lúc có các triệu chứng ho hen, sốt ngắt quãng, chảy ken mắt, chảy nước mũi rất giống các biểu hiện của cúm heo.

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

Parvovirus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng rất nhiều cách như đã trình bày ở phần trên. Từ chỗ xâm nhập, virus chui thẳng vào nội tế bào, lấy ADN của cơ thể heo cho mình và sinh sôi rất nhanh. Sau đó các virus từ nhân tế bào nhiễm lại nhanh chóng chui vào các tế bào mới và chỉ trong thời gian rất ngắn đã có hàng tỷ virus gây bệnh lùa vào đường lympho, đường máu vào hệ tuần hoàn gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết. Từ đây, virus di hành đến khắp các cơ quan tổ chức của cơ thể heo, nhưng nơi mà phù hợp nhất để chúng tồn tại và tiếp tục sinh sản và gây bệnh là các cơ quan sinh dục, não, thận, phổi và hạch lâm ba của heo.Đối với các nái chửa, virus chui qua nhau thai vào bào thai và gây chết thai không phụ thuộc vào giai đoạn nào của thời gian chửa và tuổi bào thai.Các nhà khoa học đã chứng minh: Nếu virus vào nái chửa sớm hơn 44 ngày sau khi thụ thai (chửa) thì virus giết chết tất cả các bào thai. Nếu virus vào cơ thể heo khoảng 56 ngày sau khi thụ thai (tức là đúng vào giữa của thời kỳ chửa) thì nó sẽ giết chết 74% số bào thai. Nhưng nếu virus vào lúc chửa kỳ hai hoặc cuối kỳ hai trở đi thì chúng không gây chết bào thai, nhưng những heo con sinh ra đã mang mầm bệnh và có sức sống kém, chết yểu. Các kết quả nghiên cứu chứng minh: Trong nái chửa nếu virus vào sau 70 ngày kể từ ngày mang thai thì không những virus không giết chết bào thai mà không phải tất cả các bào thai đều bị nhiễm virus.Vì thế khi heo nái đẻ, nếu chú ý quan sát chúng ta có thể nhìn rõ bức tranh đa hình thái: Thai gỗ, thai chết lưu với độ lớn khác nhau, heo con đẻ ra rất yếu xen lẫn với heo con đẻ ra hoàn toàn bình thường. Đây là đặc điểm nổi bật của bệnh do Parvovirus gây ra, nhưng cũng rất khó để phân biệt với hiện tượng này trong bệnh PRRS.Tuy vậy, heo nái chửa ít khi bị sảy thai, do đó sảy thai ở nái chửa không phải là triệu chứng lâm sàng điển hình cho bệnh. Chưa hết, việc nhiễm trùng và mang trùng Parvovirus trong cơ thể heo nái không chửa, heo đực giống và heo vỗ béo đã kích thích cơ thể tạo ra một hàm lượng kháng thể kháng Parvovirus rất cao và kéo dài tới 3 tháng là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đàn đã được tiêm phòng vaccine với đàn heo mang trùng.

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

Heo co giật, xuất hiện hiện tượng sùi bọt mép, liệt hoặc vận động vô định, đi siêu vẹo, quay tròn, mất cân bằng do bị tổn thương hệ thần kinh trung ươngThể trạng: ốm sốt cao khỏng 42 độ, ủ rũ, bỏ ăn hoặc kém ăn, nôn hoặc buồn nônHeo bị giãn đồng tử mắt nên mất khả năng thị giácHeo có hiện tượng dễ bị kích thích, cực kỳ mẫn cảm với tác động bên ngoài: ví dụ động vào heo, thì heo sẽ rít lên. Về sau, hiện tượng này giảm xuống. Heo bị lạc giọng, mất tiếng do liệt các dây chằng cuống họngHeo có dáng chân giống bơi chèo do mông và sụn lưng yếuHeo nái: có hiện tượng động dục giả hoặc không có hiện tượng động dục, khi phối, nhiều lần khồng đạtHeo bầu: sảy thai; chết lưu thai; heo con sinh ra gầy yếu, chân bơi chèo, xoạc chân, và dễ chết non sau sinhHeo đực: chất lượng tinh trùng giảm và tinh hoàn bị sưng

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

Heo nái:Heo biếng ăn, sốt 39-40 độSảy thai thường gặp vào gian đoạn cuốiTai chuyển màu xanh trong thời gian ngắnHeo bị đẻ non, động dục giả( 3-5 tuần sau thụ tinh)Chậm động dục sau đẻHeo ho và có dấu hiệu của viêm phổiHeo nái giai đoạn đẻ và nuôi con có hiện tượng biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vúHeo đẻ ra da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ( 10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối thai kỳ)Heo con chết ngay sau khi sinh(30%), heo con yếu, tai chuyển màu xanh duy trì trong vài giờHeo đực giốngCon vật bỏ ăn, sốt lờ đờ, ủ rũ, có triệu chứng ho hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và con sinh ra nhỏHeo con theo mẹThể trạng gầy yếu, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phòng rộpTiêu chảy nhiều; tỉ lệ con sống sót giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Chân choãi ra, run rẩyTỉ lệ chết có thể từ 12-15%, thận chó lên đến 100% nếu mức bệnh dạng độc lực caoHeo con cai sữa và heo choaiHeo chán ăn bỏ ănLông xơ xác dựng ngượcThể trạng: gầy yếu, da xanh,Heo bị tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mắt; thở nhanh, thở khó; giảm tăng trọngTỉ lệ chết: 12-20%Thể độc lực cao: heo sốt cao 40-42 độ c, kéo dài, giảm cân nhanh chóng, tỉ lệ chết cao

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

Biểu hiện bệnh chỉ thấy ở heo nái chửa, nái sinh sản. Các kết quả nghiên cứu cho biết 7- 8 ngày sau khi nái chửa bị nhiễm virus thì bị sốt kèm theo giảm lượng bạch cầu. Đây là kết quả của nhiễm trùng huyết. Trong thời gian này virus có thể được phân lập từ máu và trong mô tổ chức có khả năng sinh trưởng cao như niêm mạc phổi, tế bào gan, lách, thận, tinh trùng, nhau thai và bào thai.Ngay sau khi virus vào đến bào thai, chúng gây chết thai của nái chửa dưới 44 ngày. Các bào thai chết ở các nái này có thể được phân huỷ và được hấp thụ ngược lại hoàn toàn nếu bào thai dưới 35- 36 ngày tuổi. Lúc đó, heo lại có thể động dục trở lại. Nếu virus vào sau 44 ngày kể từ khi chửa thì quá trình chửa vẫn xảy ra bình thường nhưng khi đó sẽ có một số thai chết hoặc phát triển kém cho đến lúc sinh, trong khi đó một số thai vẫn phát triển bình thường.Phụ thuộc vào thời điểm nhiễm virus gây bệnh, nên lúc sinh đẻ ta có thể thấy có sự rất khác nhau trong quá trình phát triển của bào thai của cùng 1 nái đẻ: Khi thì bị thai khô, khi thì thai chết, một số con thì phát triển bình thường với các kích cỡ khác nhau. Lúc đẻ ra con thì chết yểu ngay sau khi đẻ, con sống bình thường. Đôi khi chúng ta cũng ghi nhận được một số nái bị sảy thai. Song sảy thai không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

Cách phòng, chống bệnh dịch tả trên đàn vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chẩn đoán bệnh tiềm ẩn bên trong...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm