khoa học

ỨNG DỤNG CỦA BERBERIN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC – GIA CẦM

Berberin là hoạt chất màu vàng chiết xuất từ một số cây như: Hoàng đằng, vàng đắng, hoàng bá, hoàng liên … thuộc nhóm kháng khuẩn cực mạnh. Theo dược điển Việt Nam, nó có tác dụng trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, tiêu hóa kém.1. Thực trạng về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôiTrong hơn 30 năm trở lại đây, thế giới chưa phát minh thêm được 1 loại kháng sinh mới nào. Việc này có thể khiến loài người sẽ phải đối mặt với nguy cơ không có thuốc điều trị cho các loại nhiễm trùng thông thường.Các tiến bộ khoa học trong việc cấy ghép tạng sẽ không thể áp dụng được khi nguy cơ nhiễm trùng đe dọa quá cao tới tính mạng con người, các ca phẫu thuật sẽ phải đặt bên lề địa ngục với 1 bên là sự sống và một bên là cái chết bởi hiện tượng kháng kháng sinh đang là một vấn nạn vô cùng to lớn đang xảy ra xung quanh chúng ta.Nếu chẳng may phải phẫu thuật thì giả cược chúng ta sẽ phải bỏ ra một cái giá cược cho sự hồi phục bệnh là quá lớn, đó chính là tính mạng của chúng ta. Vậy nguyên nhân do đâu? Câu trả lời là chính chúng ta đã đẩy chúng ta vào tình cảnh khốn khó này.Năm 1928, khi Alexander Fleming phát minh ra loại kháng sinh đầu tiên (Penicillin) đã mở ra thời kỳ phục hưng cho nền y học thế giới nhưng đồng thời ông cũng đã cảnh bảo về việc “Những kẻ lạm dụng thuốc Penicillin không suy nghĩ, sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết của người đau đớn vì nhiễm trùng, gây ra bởi vi khuẩn kháng Penicillin”.Vậy chúng ta đã đẫy chính chúng ta đến bờ vực như thế nào? Câu trả lời sẽ được làm rõ ở phần dưới đây. Con người đã gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ở cả 2 khía cạnh: trực tiếp và gián tiếp.Trực tiếp:Việc sử dụng thuốc tây, đặc biệt là kháng sinh để tự điều trị một cách tràn lan vô tội vạ. Việc kê đơn kháng sinh một cách bừa bãi của các bác sỹ: bắt nguồn từ tâm lý muốn nhanh khỏi của người bệnh. Việc quản lý của các cơ quan nhà nước: để cho việc mua kháng sinh dễ như mua rau ngoài chợ.Gián tiếp:Sử dụng kháng sinh điều trị cho người cho vật nuôi với tư duy: thuốc của người chắc chắn là thuốc thật, nếu không người uống lăn quay ra thì các đơn vị sản xuất sẽ bị phạt. Các chủ trang trại tự ngồi họp với nhau đánh giá bệnh trên vật nuôi, tự kê đơn, tính toán liều lượng dựa trên thông tin cân nặng khi điều trị cho người. Các chủ tiệm thuốc tây ham lợi nhuận lần sân bản thuốc tây cho người về điều trị cho vật: vì khi dùng cho vật nuôi, số lượng dùng mỗi lần thưởng lớn sẽ giúp họ kiếm được nhiều lời. Việc sử dụng thuốc tân dược bừa bãi như vậy sẽ dẫn đến dư lượng kháng sinh trong thịt của vật nuôi lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người ăn loại thịt này. Ngoài ra nó còn làm cho các vi khuẩn gây hại tồn tại trong môi trường đó có cơ hội quen dần với loại kháng sinh đó, hệ miễn dịch của nó sẽ dần dần tự đề kháng được và cuối cùng kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt được nó nữa.Việc cấp bách bây giờ là cần phải sử dụng kháng sinh một cách có kiểm soát.Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ: Hoạt chất Berberin (chiết xuất từ cây Hoàng Liên, Hoàng Đằng, Vàng Đắng) có thể thay thế các loại thuốc tân dược trong điều trị bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi. Nó được coi như một loại kháng sinh tự nhiên với nhiều tác dụng ưu việt:Cho kết quả điều trị tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đi phân trắng của tôm, cá và các vật nuôi khác, giúp tỷ lệ sống và sinh trưởng sau khi thả giống cao. Tồn dư Berberin trong vật nuôi là không có sau khi ngừng sử dụng từ 3-7 ngày. Có trách nhiệm cao với cộng đồng giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc tân dược (kháng sinh) ở vật nuôi, góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh ở các vi khuẩn có hại gây bệnh cho người và động vật, bảo vệ sức khỏe con người.Xu thế sử dụng berberin để phòng và điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong thức ăn chăn nuôi đang được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo sử dụng. Bereberin cũng đang được các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu để đánh giá sử dụng trên diện rộng.2. Berberin với bệnh đường tiêu hóa của vật nuôiVật nuôi sẽ bị tiêu chảy với các triệu chứng:Ỉa chảy: phân màu trắng hoặc vàng, lẫn bọt khí. Gầy yếu dần, đi lại khó khăn, lông xù, da khô. Đối với lợn con thường bỏ bú Bệnh nuôi sẽ dần dần còi cọc đi, nếu không được điều trị kịp thời vật nuôi chuyển sang bị mạn tính và chết.Các bệnh đường tiêu hóa xảy ra ở vật nuôi khi đang ở độ tuổi còn nhỏ với mức độ thường xuyên hơn. Mức độ lây lan cũng rất nhanh (nếu không ngăn chặn kịp thời thì chỉ vài ngày là sẽ lan ra cả đàn). Tiêu chảy ở các con vật lớn (lợn thịt, gà thịt) thì ít gặp hơn nhưng sẽ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.Việc sử dụng berberin bổ sung vào thức ăn cho gia súc gia cầm sẽ góp phần không nhỏ giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh đường tiêu hóa gây ra bởi: E.coli, Salmonella, Streptococcus, StaphylococcusCơ chế hoạt động của berberin cũng tương tự như các loại kháng sinh khác:Ức chế quá trình tổng hợp vỏ của vi khuẩn Làm mất chức năng của màng tế bào Ức chế quá trình tổng hợp protein Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic Việc ức chế quá trình tổng hợp vỏ vi khuẩn của berberin sẽ giúp hạn chế sự nhân đôi (sự sinh sản) của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng làm mất chức năng của màng tế bào làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion thoát ra ngoài. Ức chế quá trình tổng hợp protein và acid nucleic củaBerberin khi trộn cùng thức ăn của vật nuôi nó giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu, đặc biệt là các vi khuẩn liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột mà không làm ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột.Việc ức chế quá trình tổng hợp vỏ vi khuẩn của berberin sẽ giúp hạn chế sự nhân đôi (sự sinh sản) của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng làm mất chức năng của màng tế bào làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion thoát ra ngoài.Tóm lại Berberin giúp tiêu diệt và ngăn cản sự tăng trưởng,, phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi, đặc biệt nhạy với các vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococcus, Staphylococcus.Bên cạnh đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: ngừng sử dụng berberin từ 3-7 ngày thì không còn lượng tồn dư kháng sinh trong thịt của vật nuôi, đảm bảo tan toàn cho người sử dụng.3. Mua berberin ở đâu uy tín chất lượngCông Ty TNHH Thú Y Toàn Cầu tự hào là đơn vị phân phối sản phẩm Nano berberin cực kì chất lượng, với đầy đủ hồ sơ và giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm cũng như là kiểm định hoạt chất. Sản phẩm berberin được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

TINH DẦU GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT Ở GIA CẦM

Nhu cầu về các sản phẩm gia cầm đã tăng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ qua, khi thịt gà sẽ trở thành loại thịt động vật được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Gia cầm là loài chuyển đổi thức ăn hiệu quả nhất, với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong khoảng 1,5–1,9. Nó đòi hỏi phải duy trì hiệu quả sử dụng thức ăn cao vì nó đóng vai trò thiết yếu trong khả năng của ngành gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm gia cầm. Đây là một thách thức lớn vì việc chăn nuôi gia cầm thâm canh rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là khi điều kiện không thuận lợi xuất hiện.Sự phát triển đường ruột tối ưu là rất quan trọngSự phát triển của ruột bắt đầu ở giai đoạn phôi thai. Ở gia cầm, sự phát triển đường ruột tối đa xảy ra từ ngày thứ 17 sau khi ấp cho đến khi nở cuối cùng. Sự phát triển của ruột bắt đầu sau khi nở khi gà con chuyển từ dinh dưỡng lòng đỏ sang thức ăn bên ngoài. Lúc này, các enzyme được tiết ra và hệ thống miễn dịch cũng bắt đầu hoàn thiện. Ruột vô trùng bị một cộng đồng vi khuẩn phong phú và đa dạng xâm chiếm, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm thông qua tác động của chúng đối với hình thái ruột, dinh dưỡng, sinh bệnh học và phản ứng miễn dịch. Vào khoảng ngày thứ 21, quần thể vi sinh vật trong ruột non phần lớn đã được thiết lập. Vì tất cả các vi sinh vật trong môi trường, bao gồm cả vi sinh vật hội sinh và mầm bệnh sẽ có quyền tự do như nhau để xâm chiếm ruột trong khoảng thời gian này, nên điều quan trọng là phải duy trì bạch cầu trong ruột vô trùng.Đường ruột gia cầm khỏe mạnh: Cách tiếp cận toàn diệnCấu trúc và chức năng của ruột rất quan trọng đối với sức khỏe của gia cầm. Quá trình trưởng thành của hệ vi sinh vật đường ruột trong suốt chu kỳ sinh trưởng của gia cầm có tác động kiên quyết đến sự phát triển của biểu mô ruột và điều chỉnh các chức năng sinh lý cần thiết để duy trì cân bằng nội môi đường ruột. Để có được đường ruột khỏe mạnh, nó cần có sự phát triển tối ưu, hệ vi sinh vật cân bằng, không có độc tố và chức năng bài tiết đầy đủ. Bất kỳ sự thay đổi hoặc bất thường nào trong các chức năng này đều dẫn đến rối loạn đường ruột và mất chất dinh dưỡng.Phụ gia thức ăn để đạt được đường ruột khỏe mạnhTrong những thập kỷ gần đây, phụ gia thức ăn đã trở nên phổ biến rộng rãi trong dinh dưỡng gia cầm để kích thích hiệu suất sản xuất và cải thiện phúc lợi và sức khỏe, đặc biệt là trong những giai đoạn stress. Nhiều chất phụ gia thức ăn có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc cải thiện tính toàn vẹn của biểu mô ruột và lượng chất nền có thể lên men có sẵn cho hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên, chúng nên được lựa chọn hợp lý và quản lý một cách khôn ngoan, vì nhiều loại có thể có tác động tiêu cực đến sự cân bằng đường ruột. Cho ăn bằng kháng sinh làm phụ gia thức ăn thường được cho là do rối loạn sinh học và kháng kháng sinh, do đó nhu cầu về các chất thay thế tự nhiên được chú trọng.Các lựa chọn thay thế tự nhiên cho thuốc kháng sinh- Ưu điểm chính của các chất thay thế tự nhiên so với kháng sinh là chúng thường không chịu bất kỳ rủi ro nào về tình trạng kháng vi khuẩn hoặc dư lượng không mong muốn trong các sản phẩm như thịt và trứng. Việc bổ sung thảo dược vào thức ăn gia cầm có thể mang lại một số tác dụng có lợi, bao gồm:Sự phát triển nhanh chóng của hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh Ổn định tiêu hóa Hiệu suất tăng trưởng tăng Kích thích và trưởng thành nhanh chóng của hệ thống miễn dịch Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy Cải thiện hiệu quả thức ăn Tỷ lệ tử vong thấp hơn Khả năng sinh lời cao hơnTinh dầu: Một sự thay thế tự nhiên tiềm năngTinh dầu có tiềm năng lớn và thường được coi là tự nhiên, ít độc hại hơn và không có dư lượng có hại . Chúng là các thành phần tự nhiên, dễ bay hơi và có mùi thơm được phân lập từ nguồn thực vật (lá, quả, hoa, chồi, thảo mộc, hạt, cành, vỏ và rễ) có khả năng chống lại nhiều mầm bệnh truyền nhiễm.Tinh dầu được sử dụng đáng kể như chất khử trùng, kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống ký sinh trùng, kháng nấm và diệt côn trùng. Do đó, tinh dầu có thể đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ để giảm sức đề kháng của vi khuẩn. Thêm vào đó, chúng còn có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống độc tố, cảm nhận chất chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch.Tác dụng hiệp đồng của tinh dầu làm tăng hiện tượng eubiosisTinh dầu cho thấy khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột do có nhiều hoạt chất khác nhau như thymol, carvacrol, eugenol và dường như không có tác dụng phụ. Thymol và Eugenol làm thay đổi tính thấm màng của mầm bệnh, gây rò rỉ nội bào. Ngoài ra, thymol, carvacrol và eugenol phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệp đồng hoặc bổ sung khi bổ sung cùng nhau, ngay cả ở nồng độ thấp hơn. Chúng cho thấy hoạt động mạnh mẽ đối với các vi khuẩn gây bệnh khác nhau như các chủng Escherichia coli, C. perfringens và Salmonella và hoạt động yếu đối với các chủng Lactobacillus có lợi, thúc đẩy bệnh bạch cầu trong ruột gia cầm.Do hoạt tính kháng khuẩn , chúng có thể thay đổi thành phần của hệ vi sinh đường ruột và phát huy tác dụng có lợi đối với năng suất của gia cầm. Nó cũng làm tăng sản xuất enzyme tiêu hóa. Tinh dầu như Bạc hà làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong ruột.Bảng: Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn trên các loại vi khuẩn khác nhauTinh dầu Vi khuẩn mục tiêuDầu húng tây Clostridium perfringens, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, SalmonellaDầu quế Staphylococcus, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella, E. coli, Bacteroides fragilisDầu kinh giới E. coli, Salmonella, StaphylococcusTinh dâu bạc ha E. coli, Listeria, Salmonella, Staphylococcus vàngTinh dầu cho thấy sự biến đổi tổng thể của hệ vi sinh vật, giảm Clostridium perfringens, giảm số lượng E. coli trong ruột gia cầm. Carvacrol và thymol có thể làm nhạy cảm thành tế bào (bao gồm cả màng) và gây tổn thương màng đáng kể, dẫn đến sự sụp đổ toàn vẹn của màng tế bào chất của vi khuẩn, rò rỉ các chất nội bào quan trọng và cuối cùng là làm chết tế bào vi khuẩn và những điều này rất ít ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật hữu ích. Nguồn: poultrytrends.in

HOẠT TÍNH KHÁNG VIRUS CỦA TINH DẦU

Các bệnh do virus gây ra là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe con người và động vật, nhưng thật không may, thuốc kháng virus rất khó phát triển : virus không thể nhân lên độc lập vì chúng cần xâm nhập vào tế bào của vật chủ, một loại thuốc kháng virus can thiệp vào vòng đời của virus có khả năng gây độc cho tế bào của vật chủ. Điều này giải thích sự quan tâm ngày càng tăng trong việc nghiên cứu đặc tính kháng virus của tinh dầu.Cây trà, cam bergamot, oregano, đinh hương, hoa oải hương, bạch đàn, dầu chanh và thông là một trong những loại tinh dầu chống virus được nghiên cứu nhiều nhất, trong khi các thành phần có hoạt tính chống virus tốt nhất là thymol, carvacrol, eugenol, 1,8 cineol, pulegone, terpinene-4 -ol, pinene, và thujone, cùng nhiều loại khác.Hoạt tính kháng virus của tinh dầu đã được chứng minh :In vitro , trong môi trường lỏng, nơi tinh dầu hòa tan trong chất lỏng được tiếp xúc với môi trường nuôi cấy virus. In vitro , trong môi trường hơi, nơi nuôi cấy virus tiếp xúc với hơi tinh dầu. Những thử nghiệm này đã chứng minh tác dụng của tinh dầu đối với protein bên ngoài của virus. Việc loại bỏ hoàn toàn virus đã đạt được sau 5-15 phút tiếp xúc với khí dung của một số loại tinh dầu. In vivo ở động vật trang trại, được sử dụng bằng nước uống hoặc qua đường hô hấp, đạt được tỷ lệ tử vong thấp hơn, các thông số năng suất tốt hơn, ít phát thải các hạt virus hơn, ít dấu hiệu lâm sàng hơn và điểm số tổn thương sau khi chết tốt hơn.Hiệu quả của tinh dầu đối với virus có vỏ bọc và không có vỏ bọcVirus có thể được chia thành hai loại chính ; virus có vỏ bọc, có lớp bảo vệ bắt nguồn từ màng tế bào của vật chủ; và virus không có vỏ bọc.Cả hai loại virus đều có chung các bước cơ bản để xâm nhập vào tế bào vật chủ và có vòng đời tương tự nhau.Hoạt động của tinh dầu trên virus có vỏ bọc:Các cơ chế chính về tác dụng kháng virus của tinh dầu đối với virus có vỏ bọc như sau (Jürgen Reichling, 2021):Tác dụng kháng virus trực tiếp khi virus ở bên ngoài tế bào của vật chủ, ở môi trường lỏng hoặc khí dung. Sự phá vỡ vỏ bọc Ức chế sự xâm nhập vào tế bào của vật chủ Ức chế sự nhân lên của virus và/hoặc các hoạt động khác của virus bên trong tế bào Tác dụng chống oxy hóa làm giảm hiệu giá virus Tác dụng chống viêm ở các mô bị nhiễm virusMột số loại tinh dầu đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các loại vi-rút bao bọc sau đây có liên quan đến chăn nuôi : Virus tiêu chảy ở bò, Virus sốt lợn châu Phi, Virus sốt lợn cổ điển, Virus Aujeszky, virus cúm gia cầm, virus bệnh Newcastle, virus viêm phế quản truyền nhiễm.Hoạt tính của tinh dầu đối với virus không có vỏ bọcCho đến nay, có ít nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu đối với virus không có vỏ bọc gây ảnh hưởng đến vật nuôi trong trang trại. Có một số nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của tinh dầu chống lại enterovirus ở người, có thể áp dụng cho các enterovirus động vật như Bovine Enterovirus và Porcine enterovirus.Các cơ chế chính về tác dụng kháng virus của tinh dầu đối với virus không có vỏ bọc như sau (Jürgen Reichling, 2021):Tác dụng kháng virus trực tiếp khi virus ở bên ngoài tế bào của vật chủ, ở môi trường lỏng hoặc khí dung Sự phá vỡ vỏ bọc và sự suy thoái của vật liệu di truyền Ức chế sự xâm nhập vào tế bào của vật chủ Ức chế sự nhân lên của virus và/hoặc hoạt động khác của virus bên trong tế bào Tác dụng chống oxy hóa làm giảm hiệu giá virus Tác dụng chống viêm ở các mô bị nhiễm virusSử dụng tinh dầu làm thuốc chống virus ở động vật trang trạiBệnh do virus gây ra thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi, có thể lây lan nhanh trong đàn và làm giảm năng suất cũng như lợi nhuận. Ngoài ra, virus còn phá hủy hệ thống phòng thủ của vật chủ và tạo cơ hội cho các đợt lây nhiễm thứ cấp. Do đó, cuộc chiến chống lại các bệnh do virus phải dựa vào các chương trình tiêm chủng và an toàn sinh học hiệu quả cũng như giữ cho vật nuôi khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt để duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.Do sự phức tạp của nhiễm virus và sự hiện diện có thể có của mầm bệnh thứ cấp, trong thực tế, trong nhiều trường hợp, tinh dầu không thể chỉ dựa vào như một phương pháp điều trị duy nhất chống lại các bệnh do virus .Thay vào đó, tinh dầu có thể được sử dụng trong các chương trình phòng bệnh vì chúng tăng cường hệ thống phòng vệ của động vật. Ngoài ra, tác dụng kháng virus của chúng còn hiệu quả hơn trước khi virus xâm nhập và bám vào, khi virus ở ngoài tế bào nên tinh dầu có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong đàn.Ở những đàn gà mắc bệnh do virus đang diễn ra , tinh dầu là chất bổ sung cho các phương pháp điều trị thông thường , sẽ giúp giảm sự phát tán virus và tăng tốc độ phục hồi nhờ các hoạt động kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.Tham khảo thêm sản phẩm của chúng tôi: https://thuytoancau.vn/san-pham/khang-virus-cho-ga-va-xu-ly-cac-benh-do-virus-auranta/ Nguồn: plusvet.eu

Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi

Vịt con mới nở sức đề kháng kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng chưa tốt, do đó cần nắm vững chế độ dinh dưỡng để vịt sinh trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn 1 - 3 ngày tuổi Giai đoạn này cho vịt con tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm gạo; Uống nước có pha B-Complex, Vmevit elextrolyte. Từ ngày thứ 2 có thể cho ăn cám hỗn hợp dành riêng cho vịt con mới nở. Trong giai đoạn này cần cung cấp nước sạch đầy đủ cho vịt con.Thường cho vịt ăn cơm, ngô mảnh, mì hạt nấu chín. Những người chuyên nuôi vịt thường cho vịt con uống nước lá hành, với tỷ lệ cứ 1 phần lá hành cho vào 50 - 60 phần nước. Thức ăn tinh dùng cho vịt con ở giai đoạn này chủ yếu là gạo (với khẩu phần 3 - 4 kg cho 100 con). Thức ăn nấu xong để nguội, đổ ra rá cho nước vào rồi bóp tơi ra cho hết nhựa dính, để ráo nước rồi mới cho vịt ăn. Khi cho vịt ăn thì trải cót, đặt nong (hoặc trải vải nilông) rồi đổ đều thức ăn để vịt ăn không bị vãi. Không nên đổ cả thức ăn một lần cho một bữa mà rắc một ít, khi vịt ăn gần hết lại rắc tiếp để kích thích chúng ăn được nhiều và không giẫm đập lên làm bết bẩn thức ăn.Mỗi ngày nên cho vịt ăn 4 - 5 bữa, trong đó có 1 bữa vào lúc 21h30. Sau mỗi bữa ăn cần cho vịt uống nước sạch hoặc uống nước lá hành. Trong giai đoạn này người ta thường không cho vịt ăn thêm thức ăn đạm (mồi). Giai đoạn 4 - 10 ngày tuổi Khi nuôi vịt con có thể tập cho vịt con ăn thêm rau xanh trộn với cơm nấu chín. Bổ sung thêm chất tanh như bột tôm hay bột cá. Tuy nhiên bột tôm, cá có lượng muối khá cao nên cần trộn vừa phải không quá nhiều tránh ngộ độc muối. Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, bèo tấm hoặc bí… trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn thức ăn đạm, nếu mồi là ốc thì phải luộc chín, nếu là cua thì giã nhỏ nấu với cơm, nếu là cá, tôm, tép thì băm nhỏ. Tập cho vịt ăn từ ít đến nhiều, tránh để vịt ăn quá nhiều một lúc khiến chúng bị bội thực. Thời gian này còn phải tập trung cho vịt xuống nước để tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước 5 - 10 phút, sau tăng dần đến 30 phút và ngày thứ 10 trở đi có thể cho vịt xuống nước tự do.Cần nắm vững chế độ dinh dưỡng để vịt sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: FarmhouseguideGiai đoạn 11 - 16 ngày tuổi Không cần phải nấu cơm, nấu chín mì hạt hoặc mảnh ngô nữa mà chỉ cần ngâm thức ăn hạt cho mềm. Đến ngày thứ 15 trở đi cho vịt ăn thóc luộc (thóc bung), có thể trộn thêm cám và rau xanh vào. Thời gian này vịt rất phàm ăn, vì vậy không nên cho ăn quá nhiều một lúc; Số bữa ăn sẽ giảm dần đến khi mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng (để vịt tự kiếm thêm thức ăn). Tăng cường cho vịt ăn nhiều thức ăn đạm. Giai đoạn 17 ngày trở đi Thời gian này vẫn cho vịt ăn thóc bung và cho thêm lẫn thóc không bung vào. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải luộc thóc nữa vì vịt đã quen thóc rồi (gọi là vịt đã “thuộc thóc”). Trong giai đoạn này vịt con cần bổ sung thêm chất tanh như cá, ốc, hến, cua… nên có thể thả vịt ra ao, hồ, đồng… để chúng tự kiếm thêm thức ăn. Khi vịt con được 20 ngày tuổi trở đi có thể cho vịt ăn thêm thóc. Dụng cụ cho ăn Máng ăn: Ở giai đoạn vịt con có thể dùng máng tôn kích thước dài 70 - 90 cm, rộng 50 cm vừa tầm 40 - 60 con/máng, mẹt tre hoặc tấm ni lông cho vịt ăn. Có thể xây bằng gạch hoặc bê tông cho vịt ăn tuy nhiên nên vệ sinh sạch sẽ máng ăn thường xuyên trước khi cho vịt ăn.Máng uống: Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi có thể loai máng tròn 2 lít, vịt 5 - 12 tuần dùng máng 5 lít, dùng cho 20 - 30 con/máng cung cấp khoảng 0,3 - 0,5 lít nước/ngày. Máng ăn để cách xa máng uống tầm 2,5 m. Có thể dùng gạch xây máng uống cho vịt. Nhớ thường xuyên vệ sinh và cung cấp nước sạch cho máng uống. 

BÍ QUYẾT CHỌN VỊT GIỐNG

Chăn nuôi vịt nói chung và vịt thịt nói riêng thì khâu chọn vịt giống đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển, kinh phí thức ăn, quản lý dịch bệnh và thành công trong một vụ nuôi.Nguồn gốcCần phải mua vịt giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng. Tránh mua lẻ tẻ, mua ngoài chợ vì sẽ không đảm bảo được hiệu quả và sự phát triển lâu dài.Không nên mua vịt con từ đàn vịt bố mẹ tự giao với nhau vì chúng thường ít được hưởng ưu thế lai từ bố mẹ. Bởi, thông thường vịt thương phẩm rất nhanh lớn chỉ cần nuôi khoảng 56 ngày đã đạt đến 3 kg/con và tỷ lệ rất đồng đều. Nhưng ngược lại với vịt con thương phẩm không rõ nguồn gốc hoặc từ bố mẹ không thuần thì phải nuôi 75 - 80 ngày mới có thể đạt được khoảng 3 kg.Dựa vào cân nặngThường với mỗi giống vịt khác nhau thì sẽ có mức cân nặng khác nhau. Trước khi mua giống vịt nào cần tìm hiểu cân nặng của giống vịt đó để có được chọn lựa chuẩn xác. Chọn những con vịt có cân nặng vừa phải, cầm chắc tay. Những con vịt có kích thước và khối lượng đồng đều, không quá to hoặc quá bé khi nuôi sẽ rất nhanh lớn mà không tốn nhiều thức ăn.Khâu chọn giống đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi vịt.Dựa vào độ nhanh nhạyCần phải coi tốc độ nhanh nhạy của vịt có tốt hay không. Những con vịt phản xạ tốt chứng tỏ thể trạng khỏe mạnh, được ấp ở nhiệt độ thích hợp. Thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp vịt ít bệnh tật, ham ăn uống và nhanh lớn. Có thể kiểm tra bằng cách đặt 1 con vịt nằm ngửa trên lòng bàn tay trong khoảng 5 giây nó đã tự đứng dậy được nghĩa là phản xạ tốt. Còn với những con mất khoảng 13 giây mới đứng dậy thì nó phản xạ yếu và không nên mua.Dựa vào quan sát bên ngoàiChọn vịt con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, cứng cáp, dáng đi vững vàng, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Nên đưa vịt con xuống chuồng nuôi trước 24 giờ tính từ lúc nở ra.Bụng: Nên chọn vịt có bụng thon, không nên chọn những con bụng to nặng nề vì có thể nó bị kém đường tiêu hóa. Những con vịt này sẽ rất khó nuôi đồng thời khả năng di chuyển, sự nhanh nhạy của nó cũng không tốt.Rốn: Chọn giống vịt với rốn đã khô ráo và không bị sưng đỏ hay nhiễm trùng. Bởi vì những con vịt với rốn như vậy sẽ khó khăn trong việc nuôi về sau vì đường tiêu hóa của nó sẽ không tốt.Mắt: Chọn mua vịt con mắt sáng. Có như thế mới đảm bảo nhanh nhẹn và có sức khỏe tốt cùng với khả năng chống lại bệnh tật cao, việc kiếm mồi cũng diễn ra tốt hơn và vịt sẽ phát triển một cách tự nhiên hơn.Mỏ: Chọn mua vịt có mỏ tốt vì có như vậy mới đảm bảo rằng việc ăn uống tốt, giúp cho vịt nhanh lớn. Với những con vịt có mỏ bị dị tật sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng về sau.Lông: Chọn vịt có lông mượt mà, đây là yếu tố chứng tỏ con vịt này có sức khỏe tốt để trong tương lai phát triển tốt hơn.Chân: Chọn những con chân đều, không bị dị tật để giúp việc đi lại, bơi lội diễn ra bình thường. Những con vịt bị dị tật hoặc có vấn đề về chân thì khó có thể phát triển tốt được.Cánh: Cần phải tìm hiểu về cánh của vịt có ôm vào thân không. Cánh có bị gãy hay bị bất cứ dị tật nào hay không. Cánh tốt và phát triển đều cũng là minh chứng cho sự khỏe mạnh.Dựa vào genNgười nuôi đừng quên tìm hiểu giống của loại vịt này như thế nào, công thức lai giống nếu có ra sao. Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng vịt giống sẽ có sự phát triển tốt nhất ở tương lai. Nguồn: Người chăn nuôi  

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHĂN NUÔI HỮU CƠ

Một số nguyên tắc chung của Nông nghiệp hữu cơNguyên tắc sức khỏe: Cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn, không tách rờ Nguyên tắc sinh thái: Cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng. Nguyên tắc công bằng: Cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật. Nguyên tắc cẩn trọng: Cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trườMột số nguyên tắc cụ thể của chăn nuôi hữu cơDuy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp, chống xói mòn đấ Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp. Tái chế các chất thải, phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho chăn nuô Tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuấ Duy trì sức khoẻ động vật, khuyến khích bảo vệ miễn dịch tự nhiên của động vật cũng như lựa chọn giống vật nuôi và phương thức nuôi thích hợp. Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu canh tác hữu cơ, nếu sử dụng thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp thì phải có nguồn gốc thiên nhiê Áp dụng các kỹ thuật, quản lý trong chăn nuôi theo phương thức đảm bảo điều kiện phù hợp với sinh lý, tập tính tự nhiên, sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, đảm bảo các mối quan hệ giữa vật nuôi, con người, tất cả các mối liên quan khác, đặc biệt là môi trường và hệ sinh thái.Thu phân vật nuôi ủ sinh học để bón cho cây trồng, tốt cho hệ sinh thái Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

NUÔI GÀ LAI CHỌI AN TOÀN SINH HỌC

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai thành công Chương trình chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình đã giúp bà con tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chăn nuôi gà hiệu quả, cải thiện thu nhập.Năm 2021, gia đình chị H’hà, ở xã Đắk P’lao (Đắk Glong), được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi ATSH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Mô hình nuôi gà với thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, giúp chị có nguồn thu nhập tốt.Quan trọng hơn, tham gia mô hình đã giúp chị biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi gà. Chị cũng từ bỏ cách chăn nuôi gà truyền thống kém hiệu quả.Chị H’hà cho biết: “Nuôi gà ATSH mang lại nhiều lợi ích. Tỷ lệ gà sống đạt 100%, gà ít mắc bệnh, nhanh lớn. Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng”.Mô hình chăn nuôi gà lai chọi ATSH tại gia đình anh Ma Seo Vàng, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), đạt hiệu quả caoNăm 2022, gia đình anh Ma Seo Vàng, ở bản Sín Chải, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100 con gà giống lai chọi để phát triển mô hình chăn nuôi ATSH.Sau khoảng 3 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con gà đạt 1,7 kg. Theo anh Vàng, với giá bán 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi con gà sẽ cho lãi khoảng 35.000 đồng. Với mức lãi này, nếu mở rộng quy mô chăn nuôi và gối vụ, anh sẽ có nguồn thu nhập lớn.Anh Vàng cho hay: “Nuôi gà địa phương phải đến 6 tháng mới đạt được 2 kg. Nuôi gà lai chọi ATSH chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng tương đương. Gà lai chọi ATSH khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đầu ra tốt”.Những năm qua, việc chăn nuôi gia cầm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do bà con chăn nuôi theo kiểu tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.Việc triển khai mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm ATSH là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông thôn. Tại một số địa bàn như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Glong… đã có những trang trại nuôi gà ATSH lên đến hàng ngàn con.Các mô hình chăn nuôi gà ATSH đều được người dân đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng mỗi con gà đạt 1,88 kg; tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân 35.700 đồng/con.Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ 2016 đến nay, với nguồn kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đơn vị đã cấp 18.500 con gà giống lai chọi cho 190 hộ gia đình tham gia chăn nuôi ATSH.Theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi ATSH trước hết là tạo sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.Ngoài ra, mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai thành công, Trung tâm sẽ tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi gà lai chọi ATSH theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con.Hiện ngành chức năng đang tập trung kết nối, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho bà con nuôi gà. Từ đó, giúp mô hình chăn nuôi gà ATSH phát triển ổn định, hiệu quả hơn.

NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA, CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

Giống lợn đen bản địa ở Mường Khương (Lào Cai) thích ứng tốt với khí hậu bất lợi, giá luôn cao (60 – 70 nghìn đồng/kg hơi), nguồn cung luôn không đủ nhu cầu. Chăn nuôi lợn đen giúp mang lại thu nhập cao cho anh Tráng Chu Thức. Ảnh: HĐ.  Với 30 triệu đồng ban đầu, ông Tráng Chu Thức ở thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư (huyện Mường Khương, Lào Cai) quyết định đầu tư nuôi lợn đen bản địa. Chỉ một thời gian ngắn, nhờ con lợn đen, kinh tế gia đình ông ngày càng ổn định, có của ăn của để.Ông Thức cũng là hộ dân đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lợn đen bản địa tại Ngam Lâm và là một trong những tấm gương đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương đã tạo điều kiện cho ông Tráng Chu Thức vay vốn 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa.Từ nguồn vốn vay cộng với sự giúp đỡ của anh em họ hàng và một phần vốn của gia đình, gia đình ông Thức bắt tay vào xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, được chia làm 2 khu nuôi lợn nái sinh sản và nuôi lợn thịt. Lợn được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như ngô, chuối, khoai lang…, không sử dụng thức ăn công nghiệp.Để đàn lợn phát triển tốt, ông Thức thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh, đồng thời vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc. Ông thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại và tự kiểm tra sức khỏe cho đàn lợn, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng vào thực tế chăn nuôi của gia đình. Chính vì vậy, đàn lợn của gia đình ông an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi.Hiện nay, ông Thức đã xây dựng được 4 dãy chuồng trong đó 2 chuồng lớn nuôi lợn thịt, 2 dãy còn lại nuôi lợn nái và lợn con để cung cấp giống cho thị trường. Thời điểm này, gia đình ông duy trì 8 con lợn nái, hơn 70 con lợn thịt, cho thu nhập hàng năm từ 300 – 400 triệu đồng.Ông Thức cho biết, ngoài chăn nuôi lợn thịt, ông còn đầu tư nuôi lợn nái để bán giống. Có những thời điểm như năm 2021, đàn lợn của gia đình ông lên đến hàng trăm con, bao gồm cả lợn nái, lợn thịt và lợn giống.Nhờ mô hình nuôi lợn đen bản địa, kinh tế nhà ông ngày càng ổn định, dần có của ăn của để. Bên cạnh nuôi lợn đen bản địa, ông Thức còn trồng lúa, ngô, trồng rừng để tăng thu nhập.Không chỉ làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, ông còn thường xuyên chia sẻ, động viên các hộ trong thôn mạnh dạn làm kinh tế, không phụ thuộc, ỷ lại hay trông chờ nhà nước hỗ trợ.Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Mường Khương cho biết, nuôi lợn đen bản địa của bà con nông dân trên địa bàn chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình. Việc chăn nuôi ở vùng cao Mường Khương mặc dù không được tối ưu do điều kiện tự nhiên, khí hậu…, tuy nhiên giống lợn đen bản địa lại thích ứng tốt.Mặt khác, người dân chăn nuôi theo tính chất thủ công, không sử dụng cám tăng trọng nên chất lượng thịt tốt, thơm ngon… Cũng vì vậy, giá bán thịt lợn đen bản địa cao hơn thịt lợn thông thường, dao động khoảng 60 – 70 nghìn đồng/cân hơi.Tuy nhiên, chăn nuôi ở vùng cao chỉ phù hợp quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng là một vấn đề cần lưu ý, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Hiện thịt lợn đen bản địa chủ yếu phục vụ tại chỗ, tiêu thụ trong huyện cung đã không đủ cầu… Kim Huệ – Văn Phà Nguồn: nongnghiep.vn

NUÔI GÀ LAI CHỌI AN TOÀN SINH HỌC

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai thành công Chương trình chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình đã giúp bà con tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chăn nuôi gà hiệu quả, cải thiện thu nhập.Năm 2021, gia đình chị H’hà, ở xã Đắk P’lao (Đắk Glong), được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi ATSH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Mô hình nuôi gà với thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, giúp chị có nguồn thu nhập tốt.Quan trọng hơn, tham gia mô hình đã giúp chị biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi gà. Chị cũng từ bỏ cách chăn nuôi gà truyền thống kém hiệu quả.Chị H’hà cho biết: “Nuôi gà ATSH mang lại nhiều lợi ích. Tỷ lệ gà sống đạt 100%, gà ít mắc bệnh, nhanh lớn. Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng”.Mô hình chăn nuôi gà lai chọi ATSH tại gia đình anh Ma Seo Vàng, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), đạt hiệu quả caoNăm 2022, gia đình anh Ma Seo Vàng, ở bản Sín Chải, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100 con gà giống lai chọi để phát triển mô hình chăn nuôi ATSH.Sau khoảng 3 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con gà đạt 1,7 kg. Theo anh Vàng, với giá bán 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi con gà sẽ cho lãi khoảng 35.000 đồng. Với mức lãi này, nếu mở rộng quy mô chăn nuôi và gối vụ, anh sẽ có nguồn thu nhập lớn.Anh Vàng cho hay: “Nuôi gà địa phương phải đến 6 tháng mới đạt được 2 kg. Nuôi gà lai chọi ATSH chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng tương đương. Gà lai chọi ATSH khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đầu ra tốt”.Những năm qua, việc chăn nuôi gia cầm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do bà con chăn nuôi theo kiểu tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.Việc triển khai mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm ATSH là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông thôn. Tại một số địa bàn như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Glong… đã có những trang trại nuôi gà ATSH lên đến hàng ngàn con.Các mô hình chăn nuôi gà ATSH đều được người dân đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng mỗi con gà đạt 1,88 kg; tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân 35.700 đồng/con.Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ 2016 đến nay, với nguồn kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đơn vị đã cấp 18.500 con gà giống lai chọi cho 190 hộ gia đình tham gia chăn nuôi ATSH.Theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi ATSH trước hết là tạo sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.Ngoài ra, mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai thành công, Trung tâm sẽ tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi gà lai chọi ATSH theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con.Hiện ngành chức năng đang tập trung kết nối, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho bà con nuôi gà. Từ đó, giúp mô hình chăn nuôi gà ATSH phát triển ổn định, hiệu quả hơn.

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO

Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là một hướng đi bền vững giúp cho các hộ nuôi, trang trại nâng cao hiệu quả.Giai đoạn 1 (heo có khối lượng dưới 20 kg)Cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Giai đoạn 2 (heo có khối lượng từ 20 kg trở lên)Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn. Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo.Chế phẩm vi sinh chứa nấm men hoạt tính Saccharomyces: Thức ăn hỗn hợp theo công thức được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường hợp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) để ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 7 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng 3 - 6 tháng. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất uy tín.  Chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn Lactic: Thức ăn hỗn hợp theo công thức được trộn đều với chế phẩm vi sinh Lacto Powder T theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 2 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn hợp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 - 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày. Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm.Chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus: Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus như: Chế phẩm Powerzyme 100, bổ sung 0,5 kg/tấn; Chế phẩm Bacillus Weaner, bổ sung 0,2 - 0,4 kg/tấn; Chế phẩm NeoEnvi, bổ sung 0,5 kg/tấn.Chế phẩm vi sinh là enzyme: Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Người nuôi có thể sử dụng chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym, bổ sung 1 - 2 kg/tấn.Nguyên tắc sử dụng- Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.- Khi bổ sung chế phẩm vi sinh thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.- Các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.- Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.- Ngoài các chế phẩm vi sinh nêu trên, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.- Nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi. Nguồn : Người Chăn Nuôi

VERT CITY ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG KHUÔN MẶT DÊ

Một trang trại dê sinh thái ở miền Đông Trung Quốc đang phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt mới, không phải cho nhân viên mà cho những con dê của họ.Trang trại dê sinh thái Vert City có trụ sở tại Thượng Hải nuôi dê trắng hữu cơ duy nhất tại Trung Quốc, đã bắt đầu phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt dành cho dê từ năm 2019 và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2022.Huang Zhen, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trang trại Vert City, cũng là Chủ tịch Tập đoàn Phát triển công nghệ Wanhe cho biết: Các camera được thiết kế để nhận ra đặc điểm của từng con dê, bao gồm hành vi, hình dạng cơ thể và các kiểu hoạt động, từ đó dễ dàng phân biệt từng con dê một. Công cụ này cũng có thể nhận ra các triệu chứng của một số bệnh, bao gồm đau miệng và tiêu chảy. Máy ảnh sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể của dê và sẽ cảnh báo cho các bác sĩ thú y trang trại nếu nhiệt độ chúng tăng trên 400C.  Công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể giúp tránh giao phối cận huyết giữa các con dê, vì hệ thống ghi lại hoạt động sinh sản của chúng. Kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt cũng có thể cho biết liệu một con dê có mang thai hay không và giúp các bác sĩ thú y chuẩn bị phương pháp xử lý. Hiện, khoảng 1.000 con dê đã được cấy chip để cho phép công nghệ này tìm hiểu về hành vi của chúng cũng như thử nghiệm các mô hình dự đoán trên máy tính.Hệ thống đang thu thập dữ liệu và tìm hiểu cách xác định xem một con dê có các triệu chứng tiêu chảy hoặc khi đã sẵn sàng để phối giống dựa trên hình ảnh và video. Huang cho biết thêm, trong tương lai, ông hy vọng hệ thống thậm chí có thể đưa ra dự đoán về trọng lượng của từng con dê dựa trên chế độ ăn uống và tốc độ tăng trưởng của chúng.Công nghệ nhận dạng khuôn mặt cũng có thể giúp giảm tải công việc của nhân viên. Hiện tại, khi không có công nghệ, quản lý và bác sĩ thú y cần phải kiểm tra nhiều lần trong ngày để quan sát sức khỏe của những con dê. Nhưng với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, các nhà quản lý có thể nhận được thông tin cập nhật trên điện thoại của họ. “Công nhân không phải theo dõi tình trạng dê tại chỗ. Ví dụ, chúng tôi hiện có 11 người quản lý 3.000 con dê. Hệ thống có thể hiển thị thông tin của từng con dê trên màn hình máy tính, bao gồm giới tính, tuổi, trọng lượng, cũng như tình trạng sức khỏe, tiêm phòng và mang thai. Nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ nhận dạng khuôn mặt, trang trại chỉ cần thuê 7 người để quản lý 10.000 con dê”, Huang nói thêm. Trang trại của Huang dự kiến sẽ trở thành trang trại nuôi dê lớn nhất ở miền Đông Trung Quốc sau khi mở rộng và cải tạo trang trại lần thứ ba vào năm 2022.Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng thường xuyên ở Trung Quốc để giám sát mọi người tại sân bay, nhận biết vi phạm giao thông và thậm chí truy bắt tội phạm tại các buổi hòa nhạc. Tuy nhiên, tại đây, công nghệ nhận dạng khuôn mặt dành cho động vật vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nguồn : Người Chăn Nuôi

Công nghệ SPR trong thiết kế và đánh giá hiệu quả vắc xin

Sự thiếu hiệu quả trong gây đáp ứng miễn dịch là rào cản lớn nhất khi nghiên cứu sản xuất vắc xin mới. Trước thách thức này, phương pháp cộng hưởng plasmon bề mặt (Surface Plasmon Resonance – SPR) nổi lên như là một công cụ hiệu quả xác định chính xác cấu trúc gây ra đáp ứng miễn dịch, từ đó xác định được loại vắc xin an toàn, hiệu quả cao. Công nghệ SPR cung cấp cơ sở đáng tin cậy để sàng lọc các loại vắc xin phòng chống nhiều bệnh khác nhau như sốt rét, cúm hoặc thậm chí là bệnh ung thư. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp đánh giá hiệu quả đáp ứng miễn dịch của cơ thể trong nghiên cứu lâm sàng thông qua kiểm tra huyết thanh của từng cá thể thử nghiệm.Vài nét về công nghệ SPRCông nghệ SPR dựa trên việc sử dụng cảm biến quang học giúp đánh giá tương tác phân tử trong thời gian thực mà không cần đánh dấu phân tử mục tiêu. Không cần đánh dấu phân tử trong phân tích tương tác phân tử đồng nghĩa với việc có thể tăng độ chính xác khi phân tích động lực học tương tác, giảm thời gian phân tích, giảm chi phí và hiện tượng tương tác không đặc hiệu giữa phân tử mục tiêu và phân tử đánh dấu. Công nghệ này mới được phát triển trong thời gian gần đây và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Nhờ công nghệ SPR, quá trình nghiên cứu và phát triển vắc xin được đẩy mạnh tại hàng loạt công ty hàng đầu trong sản xuất vắc xin như Crucell (Hà Lan), Algonomics (Bỉ), Novavax (Mỹ)…Cấu trúc cơ bản của chip cảm biến trong hệ thống phân tích của SPR làm bằng vật liệu cho độ phản xạ tốt, một mặt có gắn lớp ma trận giúp gắn nhiều loại phối tử (ligand) để khảo sát nhiều kiểu tương tác khác nhau, một mặt được phủ lớp kim loại mỏng (thường là vàng). Cấu tạo và cơ chế hoạt động cơ bản của hệ thống được trình bày ở hình 1. Bề mặt chip cảm biến trong công nghệ SPR cho phép gắn nhiều loại phối tử khác nhau theo liên kết cộng hóa trị, tương tác đặc hiệu theo vị trí (ví dụ chip NTA dùng cho gắn protein His-tag, chip streptavidin/neutravidin dùng cho protein gắn biotin…) hoặc tương tác kị nước (chip HPA – hãng GE Healthcare)… [1].  Ứng dụng của công nghệ SPR trong thiết kế và đánh giá hiệu quả vắc xinTrong thiết kế vắc xinCúm là bệnh dịch dễ bùng phát theo mùa và dẫn đến các đại dịch toàn cầu như chủng H5N1. Để phòng tránh cần một phương pháp sản xuất vắc xin hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn cùng với đó là phương pháp phân tích nhanh và đơn giản. Với nhu cầu đó, phương pháp SPR hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sàng lọc, phát triển vắc xin nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.Về mặt lý thuyết, sự tương tác giữa các phức hợp miễn dịch (ICs) và thụ thể của vùng Fc (FcRs) là một quá trình cần thiết cho sự phát triển của kháng thể khi tiêm vắc xin. Loại FcRs và cấu trúc Fc trong ICs quyết định các tín hiệu trong tế bào sẽ diễn ra như thế nào. Trong khi đó, phân nhóm IgG (kháng thể) và thành phần glycan Fc (nhóm đường gắn với kháng thể) sẽ quyết định cấu trúc của Fc. Khi nghiên cứu cấu trúc glyco-form kháng hemagglutinin (một loại kháng nguyên) liên quan đến sự chọn lọc của tế bào B và hiệu quả vắc xin bằng phương pháp SPR [2], Wang và cộng sự đã thay đổi cấu trúc của vùng Fc trên kháng thể IgG (được tiết ra nhờ đáp ứng miễn dịch với vắc xin cúm) bằng cách thay đổi phân nhóm IgG và thành phần glycan Fc. Sau đó các tác giả so sánh sự ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của các loại phức hợp này trên môi trường in vivo và in vitro.Trong thí nghiệm với hệ thống phân tích SPR, kháng thể IgG được tiết ra từ chủng chuột hoang dại hoặc CD23-/- chứa sFc (Fc được gắn gốc sialic axit) sẽ được gắn trên bề mặt chip cảm biến. Protein HA sẽ đi qua bề mặt chip và tương tác với nhiều loại IgG khác nhau trên bề mặt, sau đó hằng số tỷ lệ phân ly (kd) được ước lượng từ bộ cảm biến. Kết quả cho thấy, phức hợp miễn dịch có kháng thể có vùng Fc gắn gốc sialic axit (sIC) trong chủng chuột hoang dại có ái lực cao hơn từ 10 đến 20 lần (kd thấp hơn) so với phức hợp miễn dịch asialylated và sIC trên chủng chuột CD23-/-. Kết quả thu được từ hệ thống SPR cùng với các kết quả từ thử nghiệm in vitro và in vivo đã giúp các nhà khoa học đưa ra con đường thành thục ái lực của kháng thể. Từ đây, có thể mở ra hướng nghiên cứu nhiều loại kháng thể có ái lực cao phục vụ trong nghiên cứu vắc xin.Đánh giá hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của vắc xin và vai trò của tá dượcHệ thống SPR không chỉ giúp các nhà khoa học giải quyết vấn đề ở bước đầu nghiên cứu vắc xin mà còn cả ở trong nghiên cứu lâm sàng với một loại vắc xin. Trong nghiên cứu lâm sàng, các mẫu huyết thanh sẽ được sàng lọc để xác định khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch với các loại vắc xin khác nhau.Một ví dụ cụ thể về nghiên cứu đáp ứng của hệ miễn dịch với vắc xin cúm có hoặc không có tá dược đã được Tanja Jaherde và cộng sự thực hiện [3]. Trong nghiên cứu này, hai nhóm người trưởng thành được chia ra để tiêm vắc xin Vaxigrip™ có hoặc không có tá dược. Mẫu huyết thanh của hai nhóm người này được lấy ở các thời điểm khác nhau (0, 7, 28, 90 và 150 ngày) sau khi tiêm vắc xin và sàng lọc với hệ thống SPR (Biacore 4000 – GE Healthcare). Sau đó, hơn 500 mẫu huyết thanh được sàng lọc đánh giá sự tương tác với protein HA từ chủng cúm Brisbane B, California H1N1, Perth H3N2 và vắc xin Vaxigrip™. Tính năng chạy song song nhiều mẫu với nhiều kênh dòng chảy trên cùng một chip của hệ thống SPR cho phép các nhà nghiên cứu có thể sàng lọc được sự tương tác giữa 4 mẫu huyết thanh khác nhau và 4 mẫu protein HA/vắc xin khác nhau trong cùng một lần chạy. Mức độ tương tác của protein HA và vắc xin Vaxigrip™với kháng thể được đánh giá cho từng người thử nghiệm. Kết quả chạy SPR cho thấy, hầu hết phản ứng miễn dịch của các cá nhân cao nhất ở ngày thứ 28. Một số cá nhân có đáp ứng miễn dịch cao sau ngày 28 nhưng hầu hết phản ứng miễn dịch của phần lớn người tham gia thử nghiệm đều giảm sau ngày 28. Từ đây cho thấy được mức độ đáp ứng của cơ thể với sự tương tác của protein HA/vắc xin và kháng thể.Bên cạnh đó, các dữ liệu phân tích từ hệ thống SPR còn cho thấy, với các bệnh nhân được tiêm vắc xin có tá dược sẽ có mức độ biểu hiện nhiều kháng thể kháng Brisbane, California, Vaxigrip™ vào ngày thứ 7 và 28 hơn so với nhóm tiêm vắc xin không có tá dược.Xác định đáp ứng của hệ miễn dịch với vắc xin khi sử dụng hệ thống SPR sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định được thông tin chi tiết về khả năng đáp ứng miễn dịch của từng người, phân tích và so sánh song song để đưa ra kết quả chính xác nhất trong thời gian ngắn. Ngoài ra, hệ thống SPR còn có thể xác định được đáp ứng miễn dịch ở giai đoạn sớm khi mà ái lực của kháng thể ở giai đoạn này thấp và khó xác định bằng các phương pháp thông thường.Thay cho lời kếtVới những ưu thế trong quá trình thiết kế và sàng lọc vắc xin như tự động hóa quá trình sàng lọc, giảm thời gian và khối lượng mẫu cần thiết, đồng thời mang lại khả năng khảo sát nhạy hơn với độ tin cậy cao, hệ thống phân tích SPR sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu thiết kế và tối ưu vắc xin cũng như tá dược, giúp phòng ngừa nhiều bệnh như HIV, bại liệt, cúm, viêm gan… Từ những phân tích như lập bản đồ epitope (Epitope là yếu tố quyết định kháng nguyên của một vật lạ với cơ thể như virus hoặc vi khuẩn. Trên bề mặt vật lạ có thể có nhiều epitope, bản đồ epitope cho phép người nghiên cứu xác định được các epitope trên bề mặt vật lạ đó), động lực học, ái lực, nhiệt động lực học, độ chọn lọc và nồng độ, các nhà nghiên cứu có thể xác định rõ hơn đặc tính và tác động của chúng lên hệ miễn dịch, từ đó giúp phát triển được vắc xin an toàn và hiệu quả. Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Sản phẩm chăn nuôi dồi dào dịp Tết

Theo Cục Chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt tăng thêm từ 10-12% ở tháng trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Khối Chăn nuôi phải xác định vai trò tiên phong, không được chậm trễ Chế phẩm vi sinh giải bài toán chăn nuôi nông hộ Tạo nguồn lực tối đa cho Chiến lược phát triển chăn nuôi Chi phí thức ăn chăn nuôi trong ngành thịt đang ra sao? Giá sản phẩm chăn nuôi ổn địnhTheo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Năm 2021, ngành chăn nuôi chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng sản phẩm chính của ngành như thịt, trứng, sữa vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra.Ông Tống Xuân Chinh cho biết sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2021 đã vượt kế hoạch đề ra, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng mùa Tết. Ảnh: Tùng Đinh. Ông Tống Xuân Chinh cho biết sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2021 đã vượt kế hoạch đề ra, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng mùa Tết. Ảnh: Tùng Đinh.“Tổng đàn lợn cả nước ước đạt khoảng 28,0 triệu con, tăng 7,1%; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%; đàn bò khoảng 6,5 triệu con (riêng đàn bò sữa đạt 375,2 nghìn con, tăng 13,2%). Sản lượng thịt hơi các loại ước khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%; sản lượng sữa tươi ước gần 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; sản lượng trứng trên 17,5 tủ quả (tăng 5,1%)”, ông Tống Xuân Chinh cho biết.Sự tăng trưởng của sản phẩm chăn nuôi đã bảo đảm giữ vững tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, cả năm 2021 ước đạt 25,2%.“Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng cơ bản nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt tăng thêm từ 10 - 12% ở tháng trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần”, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định.Đánh giá thêm về thị trường sản phẩm chăn nuôi trong dịp Tết, ông Chinh cho rằng nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ngày càng tốt hơn, nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi sẽ đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong thời gian tới. Sự thiếu hụt được dự báo chỉ có thể xảy ra cục bộ trong phạm vi rất hẹp ở những nơi dịch bệnh Covid-19 chưa kiểm soát tốt do khó khăn trong lưu thông, phân phối.

GIÁO TRÌNH - BÀI GIẢNG