GIỐNG CỪU

CỪU DORPER

Cừu Dorper là một giống cừu nhà Nam Phi được phát triển bằng cách lai chéo giữa cừu sừng Dorset và cừu đầu đen Ba Tư. Tạo ra một giống cừu nuôi, con cừu thịt phù hợp với các vùng đất khô cằn của đất nước này. Nó bây giờ được nuôi ở các khu vực khác, và là giống cừu phổ biến thứ hai ở Nam Phi. Đây là giống cừu được đặc trưng bởi sự cơ bắp, nhiều thịt, ít lông.Đặc điểmCừu Dorper là một con cừu thịt cao sản có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh. Dorper là một con vật dễ chăm sóc.Chúng cũng được chuyển thể để tồn tại trong các vùng rộng lớn khô cằn của Nam Phi. Nó có khả năng sinh sản cao và bản năng làm mẹ tốt, kết hợp với tốc độ tăng trưởng cao và sức chịu đựng. Loài giống này có đầu màu đen đặc trưng cũng như đầu trắng (White Dorper).Trán chúng phẳng, xương mũi lồi ra, chúng có hố nước mắt, mõm của chúng mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc, nhờ đó chúng có thể gặm được cỏ mọc thấp và bứt được những lá thân cây mềm mại, hợp khẩu vị trên cao để ăn. Chúng có thói quen đi kiếm ăn theo bầy đàn, tạo thành nhóm lớn trên đồng cỏ. Trong da chúng có nhiều tuyến mồ hôi và tuyến mỡ hơn dê. Bởi thế chúng bài tiết mồ hôi nhiều hơn và các cơ quan hô hấp tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tiết nhiệt. Mô mỡ dưới da của chúng phát triển tốt hơn dê và ngược lại ở các cơ bên trong của chúng có ít tích lũy mỡ hơn dê. Chính vì vậy, thịt chúng nhiều nạc hơn thịt dê.Chăn nuôiDorper thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu và chăn thả gia súc. Trong bản địa của nó Nam Phi nó đã lan rộng từ khu vực khô cằn để tất cả các bộ phận của các nước cộng hòa. Giống này rất dễ thích nghi với một khả năng cao để phát triển sản xuất và sinh sản trong môi trường mưa bất thường.Chúng có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi. Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc.Chúng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn bao gồm thức ăn thô xanh các loại như: rơm cỏ tươi, khô, rau, củ quả bầu bí các loại, phế phụ phẩm công nông nghiệp và các loại thức ăn tinh bổ sung như cám gạo ngũ cốc. Mỗi ngày chúng có thể ăn được một lượng thức ăn 15-20% thể trọng. Chúng cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% thể trọng. Với nhu cầu 65% vật chất khô từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% vật chất khô từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho chúng ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% vật chất khô và thức ăn tinh chứa 90% vật chất khô.Nguồn nước uống là nhu cầu cơ bản của chúng. Lượng nước cần cho chúng biến động theo mùa và loại và chất lượng thực phẩm mà chúng tiêu thụ. Khi chúng ăn nhiều trong các tháng đầu tiên và có mưa (kể cả sương, khi chúng ăn vào sáng sớm), chúng cần ít nước hơn. Khi chúng ăn nhiều cỏ khô thì chúng cần nhiều nước. Chúng cũng cần uống nước sạch, và có thể không uống nếu nước có tảo hoặc chất cặn. Trong một số khẩu phần ăn của chúng cũng bao gồm các khoáng chất, hoặc trộn với lượng ít.Chăm sócSau khi cho phối giống 16-17 ngày mà không có biểu hiện động dục lại là có thể cừu đã có chửa, Căn cứ vào ngày phối giống để chuẩn bị đỡ đẻ cho cừu (thời gian mang thai của cừu 146-150 ngày) nhằm hạn chế cừu sơ sinh bị chết; Có thể bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu có chửa nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi mốc; Khi có dấu hiệu sắp đẻ (bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to, dịch nhờn chảy ra, cào bới sàn…) nên nhốt ở chuồng riêng có lót ổ rơm và chăn dắt gần, tránh đồi dốc.Cừu con trong 10 ngày đầu sau khi đẻ cừu con bú sữa mẹ tự do; Từ 11-21 ngày tuổi cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, ngon; 80-90 ngày tuổi có thể cai sữa. Giai đoạn này phải có cỏ tươi non, ngon cho cừu con để kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển (đặc biệt là dạ cỏ) và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do sữa mẹ cung cấp không đủ; Cừu sinh trưởng và phát triển nhanh, mạnh ở giai đoạn này. 

LỢN MÓNG CÁI

1. Khái quát chungLợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây, Móng Cái và Ỉ là hai 30 giống lợn nội chính đươc nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi, lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp Đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau năm 1975, giống lợn này đươc lan nhanh ra các tỉnh miền Trung, kể cả phía Nam.2. Ngoại hìnhĐặc điểm của lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân.Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định.Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng.Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi.Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xòe.Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai dòng khác nhau: Dòng xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và dòng xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:- Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140 - 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7 - 8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa.- Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dõng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85 kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8 - 9 con/lứa.3. Khả năng thích nghi và đề khángGiống lợn Móng Cái có ưu điểm đẻ sai, dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ cũng như sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt; thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi.4. Năng suấtKhả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ.Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 - 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7 - 8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40 - 50 kg hoặc lớn hơn.5. Nhu cầu dinh dưỡngTiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị: Năng lượng trao đổi: 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng Protein tiêu hoá đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.-  Khẩu phần ăn:+ Giai đoạn có trọng lượng 10-35 kg: lượng thức ăn tinh từ  0,3-0,7 kg, thức ăn xanh 0,5 kg.+ Giai đoạn có trọng lượng 36-70 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,8-1,2 kg, thức ăn xanh 1 kg.- Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, thức ăn đậm đặc phối chế với các loại nguyên liệu địa phương. Song đảm bảo tiêu chuẩn về năng lượng trao đổi và Protein tiêu hoá.7. Cơ sở sản xuấtCông ty NLN Quảng Ninh hiện là một trong những doanh nghiệp thuộc tốp đầu tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong việc lưu giữ, chăn nuôi và cung cấp con giống lợn Móng Cái thuần chủng với quy mô 500 lợn ông bà, bố mẹ, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng nghìn con giống lợn Móng Cái chuẩn và chất lượng. Bên cạnh đó, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái của NLN Quảng Ninh hiện cũng là mặt hàng OCOP được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.8. Thông tin liên hệHỗ trợ về con giống xin vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0934 555 238 Email: Thuytoancau.vn@gmail.com