CÁCH NHẬN BIẾT HEO BỊ BỆNH GÌ QUA PHÂN

Nhận biết các bệnh qua phân của heo là một kỹ năng quan trọng trong chăn nuôi, giúp người nuôi phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý, từ đó giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về cách nhận biết các bệnh qua đặc điểm của phân heo: 1. Phân lỏng và có màu bất thườngPhân màu xám nhạt hoặc trắng nhầy:Bệnh lý liên quan: Đây là dấu hiệu của tả heo cổ điển (Classical Swine Fever - CSF), một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, hoặc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus (Transmissible Gastroenteritis - TGE). Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị sốt cao, mất cảm giác ngon miệng, cơ thể suy yếu và xuất huyết dưới da. Đề xuất: Khi phát hiện phân heo có màu xám nhạt hoặc trắng, cần cách ly ngay những con heo bị bệnh và báo cáo với bác sĩ thú y để thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.Phân lỏng màu vàng hoặc vàng nâu: Bệnh lý liên quan: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra, thường gặp ở heo con sau cai sữa. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể liên quan đến viêm dạ dày - ruột. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị tiêu chảy nặng, mất nước, sụt cân và yếu ớt. Đề xuất: Cần cung cấp đủ nước và điện giải để tránh mất nước, đồng thời sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Sử dụng các sản phẩm bổ sung điện giải như: C.K.C, SUPER C 100, SUPER K 100… Phân lỏng màu xanh lá cây:Bệnh lý liên quan: Có thể liên quan đến bệnh liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium gây ra. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị tiêu chảy, đau bụng, mất nước, và có thể chết nếu không được điều trị kịp thời. Đề xuất: Cần điều trị bằng kháng sinh phù hợp và thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa bệnh lây lan. Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như: Amoxyline, Ampiciline, Pennicilin. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài Kháng sinh tiêm: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h; NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày; SH LINCOMYCIN liều 1ml/ 25-30kg. liệu trình 3-5ngày Kháng sinh uống/ trộn:trộn cám/ cho uống SOLAMOX (Amoxyciline 70%) liều 1g/ 35-70kgTT ; MOXCOLIS ( Amoxycilin: 12%; colistin 10^6 IU) 1g/10kg TT;  SULTEPRIM liều 1ml/ 1 lit nước, liên tục trong vòng 5 ngày. Bước 5:Tăng sức đề kháng ACTIVITON:Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP SORAMIN/LIVERCIN:Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước ZYMEPRO:Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn. PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.2. Phân có máuPhân có lẫn máu tươi: Bệnh lý liên quan: Đây là dấu hiệu của viêm ruột xuất huyết, thường do vi khuẩn Salmonella hoặc Lawsonia intracellularis gây ra. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị tiêu chảy, sốt, đau bụng, và giảm cân nhanh chóng. Đề xuất: Nên thực hiện kiểm tra và điều trị sớm với kháng sinh đặc hiệu, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống của heo để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Dùng kháng sinh+ Kháng sinh tiêm: SILINGJEC liều 3-5mg/kg P; ENROFLON 10%;FULICONE 300 liều 1ml/20kg P; liệu trình 3-5 ngày+ Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Hoặc sử dụng PARADISE liều 1g/1-2lit nước+ Kháng sinh uống/ trộn: FLORICOL liều 1ml/ 20kg P; FULICONE liều 1ml/10-20kg P; YENLISTIN 40% liều 1g/ 80-200kg P; PULMOSOL liều 1,5g/10lit nước; MOXCOLIS 1g/10lg P; SOLADOXY 500 liều 1g/25kg P.Phân đen như nhựa đường:Bệnh lý liên quan: Phân đen thường là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày hoặc bệnh cầu trùng (coccidiosis). Triệu chứng đi kèm: Heo có thể biểu hiện suy nhược, mất máu, và có thể tử vong nếu không được điều trị. Đề xuất: Cần sử dụng thuốc chống cầu trùng và điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thêm chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Phương pháp điều trị là dùng kháng sinh đặc trị bệnh cầu trùng kết hợp kháng sinh khác điều trị các vi khuẩn gây bệnh kế phát+ Bổ sung PRODUCTIVE  FORTE cung cấp  vitamin, điện giải để chống mất nước.+ Bổ sung thêm men tiêu hóa PERFECTZYME, ZYMEPRO bổ sung men tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa mau chóng hồi phục.+ Dùng YENLISTIN 40%: Liều pha nước: 1g/16-20 lít nước hoặc 1g/80-100kg P. Liệu trình 3-7 ngày, Liều trộn thức ăn: 100-120ppm. 3. Phân lỏng có mùi hôi bất thườngPhân lỏng có mùi chua:Bệnh lý liên quan: Đây là biểu hiện của viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens, hoặc có thể do thức ăn không tiêu hóa tốt, dẫn đến tăng quá trình lên men trong ruột. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị đau bụng, tiêu chảy nặng, và có thể chết đột ngột nếu bệnh diễn biến nặng. Đề xuất: Điều trị bằng kháng sinh và thay đổi chế độ ăn uống để giảm nguy cơ lên men trong ruột.Phân có mùi rất hôi thối:Bệnh lý liên quan: Phân có mùi hôi thối đặc trưng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng hoặc viêm ruột do Clostridium. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị tiêu chảy nặng, mất nước, và chết nếu không điều trị kịp thời. Đề xuất: Cần kiểm tra môi trường sống của heo, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, và điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Xử lý bằng phác đồ tiêm+ Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.+ Kháng sinh tiêm:  NASHER AMX  liều 1ml/10kg thể trọng dùng tiêm bắp 3 ngày liên tiếp;  NASHER QUIN Liều 2ml/25kgP; SH LINCOMYCIN 1ml/25-30kg P; SUMAZINMYCIN 1ml/10Kg.P trong 3 ngày+ Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT+ Xử lý bằng phác uống+ Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn+ Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P+ Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước. 4. Phân lỏng có dạng bọtPhân lỏng, có dạng bọt:Bệnh lý liên quan: Đây là dấu hiệu đặc trưng của nhiễm khuẩn E. coli, đặc biệt là ở heo con sau khi cai sữa. Triệu chứng đi kèm: Heo con thường bị tiêu chảy, mất nước, suy nhược, và có thể tử vong nếu không được chăm sóc kịp thời. Đề xuất: Sử dụng kháng sinh chống E. coli và bổ sung điện giải để tránh mất nước VITROLYTE, T.C.K.C, SUPER C 100…, đồng thời cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại và nguồn nước sạch.5. Phân có chất nhầyPhân có lẫn chất nhầy:Bệnh lý liên quan: Chất nhầy trong phân là dấu hiệu của viêm ruột hoặc nhiễm ký sinh trùng đường ruột, như giun tròn hoặc các loại giun sán khác. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể biểu hiện đau bụng, tiêu chảy kéo dài, giảm cân, và kém phát triển. Đề xuất: Cần thực hiện tẩy giun định kỳ cho heo IVERTIN 1ml/30kg TT và sử dụng thuốc điều trị viêm ruột.6. Phân rắn, có hình dạng bất thườngPhân khô, cứng, và có dạng viên:Bệnh lý liên quan: Đây là dấu hiệu của táo bón, có thể do thay đổi thức ăn, thiếu nước, hoặc stress. Triệu chứng đi kèm: Heo có thể bị đau bụng, chướng bụng, khó chịu, và có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột nếu không được xử lý. Đề xuất: Cần cung cấp đủ nước, bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn, và theo dõi heo để đảm bảo phân trở lại trạng thái bình thường.Kết luận: Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh lý qua phân heo là một phương pháp quan trọng trong quản lý sức khỏe đàn. Người chăn nuôi cần thường xuyên quan sát phân của heo và lưu ý các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, từ đó đảm bảo sức khỏe cho đàn heo và tối ưu hóa hiệu quả chăn nuôi.

KỸ THUẬT NUÔI GÀ RI THƯƠNG PHẨM

Gà ri là một trong những giống gà bản địa được ưa chuộng. Giống gà này dễ nuôi, thích nghi trong điều kiện chăn nuôi nhiều vùng sinh thái. Thịt gà ri đặc biệt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. 1. Chọn giốngNên chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông mịn, không hở rốn, chân to khỏe, da săn; tại những trang trại, cơ sở cung cấp gà ri giống có uy tín. Gà ri giống được tiêm phòng vaccine đầy đủ có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi tốt trong nhiều điều kiện nuôi.2. Chuồng trạiChọn nơi khô ráo, có độ dốc, thoáng mát để xây chuồng trại, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để đón nắng vào sáng và tránh nắng vào chiều. Mật độ chăn nuôi gà: Nuôi hoàn toàn trong chuồng: 8 con/m2, 10 con/m2nếu nuôi gà thịt trên nề Nuôi thả vườn 1 con/m2 đối với vườn. Sàn chuồng gà nên xây dựng cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng khô ráo và vệ sinh chuồng trại dễ dàng. Xây dựng rào chắn xung quanh khu vực nuôi nhằm cách ly với bên ngoài.3. Thức ănSử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh, dạng viên hoặc thức ăn phối trộn các nguyên liệu cần thiết, đảm bảo dinh dưỡng khẩu phần cho từng giai đoạn. Không cho gà ăn ngay khi xuống chuồng, tùy theo tình trạng đàn gà nhập chuồng mà có biện pháp cho ăn phù hợp. Nhưng phải lưu ý cho gà ăn sau khi đã được uống nước ít nhất 1 – 2 giờ khi gà không còn tình trạng khát nướ Cho gà ăn tự do trong 1 – 6 tuần đầu và từ tuần thứ 7 cho ăn theo định lượng, nuôi tách riêng gà trống, mái. Trong giai đoạn 1 – 2 tuần tuổi, dùng khay ăn hình tròn, hình vuông hoặc chữ nhật, không quá 100 gà con/khay, cho ăn 8 – 10 lần/ngày đêm, rải đều lớp thức ăn trên khay để thức ăn luôn mới, thơm, tăng tính ngon miệng và tránh lãng phí. Từ tuần tuổi thứ 3 đến tuần thứ 4 thay bằng máng ăn dài, giữ khoảng cách 4 – 5 cm/con và cho ăn 6 – 8 lần/ngày đêm. Giai đoạn 5 – 8 tuần, dùng máng ăn P50, không quá 50 con/máng, cho ăn 4 – 6 lần/ngày đêm trong giai đoạn gà 5 – 6 tuần tuổi, cho ăn 2 lần/ngày lúc 7 – 8 tuần tuổ Đối với gà ri giai đoạn gà con cho ăn tự do, vì vậy luôn đảm bảo thức ăn có ở máng ăn trong ngày. Treo máng bằng móc có nấc điều chỉnh để giữ miệng máng thường xuyên cao ngang vai gà giúp gà ăn một cách thoải mái, tránh bị rơi vãi thức ăn. Gà ri thuần chủng rất dễ nuôi và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi nuôi theo mô hình bán tự nhiên (phổ biến nhất hiện nay) thì gà có thể tự tìm thức ăn nhưng vẫn cần bổ sung thêm thức ăn tại máng đặt nơi râm mát. Tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn có dấu hiệu mốc. 40 – 60 ngày tuổi: Cho gà ăn hỗn hợp, cũng có thể trộn thức ăn theo tỷ lệ: 40% ngô xay, 34% thóc, 25% bột cá và 1% Premix vitamin. 61 ngày tuổi trở lên: Hỗn hợp thức ăn khuyến nghị gồm: 42,5% ngô, 20% tấm, 18% lạc, 7% bột cá, 5% cám, 4% rau củ, 2% khoáng, 1% Premix vitamin và 0,5% muối.4. Chăm sóc và phòng bệnhTăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Sử dụng các chất sát trùng như KLORTAB 1 viên cho 10 lít nước hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Sát khuẩn định kỳ xung quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Bên cạnh đó cần tiêm vaccine cho gà đúng lịch, đủ liều. Cho gà ăn thức ăn sạch cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Sử dụng men tiêu hoá giúp cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột, kích thích khả năng tiêu hoá như ZYMEPRO, PERFECTZYME 1-2g/1 lít nước. Vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại, máng ăn. Rải chất độn chuồng dày khoảng 3 – 5 cm, hàng ngày kiểm tra và dọn chỗ chất độn chuồng bị ướt, bổ sung thêm chất độn chuồng mới để đảm bảo khô rá Sử dụng một số chế phẩm sinh học để chuồng được khô, ít mùi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc có hại. Hàng ngày kiểm tra tình trạng đàn gà và loại thải gà chết, gà yếu. Ghi chép đầy đủ số lượng gà hiện có và lượng thức ăn cho gà ăn vào sổ theo dõi.

KỸ THUẬT, KINH NGHIỆM NUÔI BÒ SINH SẢN

Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nuôi bò thịt đã chuyển sang hoàn toàn hoặc kết hợp với nuôi bò sinh sản. Mặt khác, so với nuôi lợn, gà thì nuôi bò sẽ ít bị rủi ro hơn tuy thời gian quay vòng lâu hơn.Để đảm bảo tốc độ tăng đàn và chất lượng bê con nuôi thịt thì người nuôi bò cái sinh sản cần chú ý một số khâu kỹ thuật sau:1. Khẩu phần ăn cho bò cái (áp dụng cho bò cái có trọng lượng trung bình 200 -220 kg):Nếu người nuôi chăn thả hàng ngày thì cần cung cấp thêm ít nhất 1kg bột hoặc cám (ngô, gạo) + 0,2 đến 0,3 kg khô dầu lạc và khoảng 20g Premix khoáng, vitamin. Nếu nuôi nhốt hàng ngày thì cung cấp cho bò khoảng 20 đến 25kg cỏ xanh và lượng thức ăn tinh như trên. Nếu bò sinh sản có trọng lượng lớn hơn thì tăng lượng thức ăn theo tỷ lệ 2,5 đến 3kg vật chất khô/100kg thể trọng. Khi bò có chửa hoặc nuôi con nên bổ sung thêm thức ăn tinh nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng nuôi thai và sản xuất sữa cho con bú. Có thể cho ăn theo khẩu phần (30 đến 35kg cỏ tươi + 2kg rơm ủ + 1kg thức ăn tinh hoặc cám tổng hợp + 25 đến 30gr muối + 30 đến 35gr bột xương/ngày).2. Phối giống cho bò:Người nuôi khi phối giống cho bò cái tốt nhất nên thụ tinh nhân tạo để bê con sẽ đẹp và to hơn so với phối trực tiếp. Bò động dục sẽ có các biểu hiện: Kêu rống lên, phá chuồng, kém hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác rồi lại đứng yên cho con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở có màu đỏ hồng, dịch từ âm hộ chảy ra trong như nhựa chuối… Thời điểm phối giống (thụ tinh) thích hợp nhất là sau khi kết thúc chịu đực. Để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao, tốt nhất nên phối giống 2 lần (lần 1 phối vào lúc sau khi phát hiện động dục 6 đến 8h và lần 2 phối lại sau đó 12h). Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có thể quan sát tình trạng dịch nhày keo lại (kéo dài được như chiếc đũa) thì phối giống là tốt nhất hoặc theo dõi nếu thấy bò động dục vào buổi sáng sớm thì phối giống vào buổi chiều cùng ngày. Nếu bò động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng ngày hôm sau.* Chú ý: Trong thời kỳ bò mang thai, người nuôi không nên bắt bò cày, kéo hoặc xua đuổi để bò chạy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai (dễ gây hiện tượng thai chết lưu hoặc đẻ non). 3. Đỡ đẻ và chăm sóc bò sau sinh:Bò có chửa được khoảng 280 đến 281 ngày là sinh. Bò sắp đẻ có biểu hiện bồn chồn, chân gẩy lên bụng, đuôi cong, vú căng, âm hộ nở, có dịch nhày… Nếu bò đẻ thuận lợi người nuôi có thể tự đỡ đẻ cho bò bằng cách sát trùng tay, kiểm tra thai xuôi hay ngược để sửa lại. Dùng tay kéo nhẹ bê ra, cắt dây rốn để còn 10 đến 12cm rồi sát trùng rốn cho bê bằng cồn, lau nhớt giãi trong mũi, mồm bê và đặt lên mô rơm khô để bò mẹ vệ sinh tiếp cho con. Người nuôi cũng nên bóc móng cho bê sau sinh để bê khỏi bị ngã vì trơn trượt. Vệ sinh phần thân sau và vú bò mẹ để bê con có thể bú ngay sau sinh. Nếu trường hợp bò đẻ khó thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y. Tiếp đó hồi sức cho bò mẹ bằng nước uống ấm có pha cám, muối. Thời gian đầu sau sinh (2 đến 3 tuần) nên cho bò mẹ ăn cháo (1,2 đến 1,5kg thức ăn tinh/con/ngày + 25 đến 30gr muối ăn + 30 đến 35gr bột xương + cỏ tươi ăn tự do cả ngày). Các ngày sau cho bò mẹ ăn 25 đến 30kg cỏ tươi + 2 đến 3 kg rơm ủ + 1,5 đến 2kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh có lứa sau.4. Chăm sóc bê con theo mẹ:Trong thời gian khoảng 1 tháng sau sinh cho bê bú mẹ tự do, giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho bê. Từ ngày thứ 30 trở đi có thể tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp và thức ăn thô xanh. Khi bê đã quen ăn ngoài nên thay đổi khẩu phần ăn cho bê 10 ngày/lần( khẩu phần ăn có thể là 5 đến 10kg cỏ tươi + 0,2 đến 0,3 kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày). Nên cai sữa bê khi được 6 tháng tuổi (bê đạt trọng lượng 800 đến 900kg).5. Vệ sinh thú y:Tắm chải bò thường xuyên để giữ cho cơ thể bò được sạch sẽ, giúp khí huyết lưu thông và hạn chế nhiều bệnh kí sinh trùng ngoài da. Hàng ngày phải dọn phân, rửa nền chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống cho bò…Không nên cho bò ăn thức ăn dưới đất hoặc thức ăn tinh đã nấm mốc, thiu thối… Bò sinh sản có sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh nếu không tiêm phòng đầy đủ. Tốt nhất hàng năm nên tiêm vacxin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sẩy thai truyền nhiễm… Khi thấy thời tiết nóng ẩm hoặc thức ăn nghi ngờ không an toàn nên bổ sung men tiêu hóa(ZYMEPRO/PERFEECTZYME, Liều lượng 1-2g/1 lít nước) vào thức ăn cho bò để giảm thiểu bệnh rối loạn đường tiêu hóa.

STRESS NHIỆT LÀ GÌ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI

1. Stress nhiệt là gì ? -  Stress nhiệt là tình trạng vật nuôi không tự điều hòa được nhiệt của cơ thể.-  Khi nhiệt độ môi trường tăng cao cơ thể vật nuôi hấp thụ nhiệt và ngăn cản quá trình thải nhiệt.-  Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của chúng, bao gồm giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng, chất lượng thịt và trứng kém 2. Ảnh hưởng của stress nhiệt với vật nuôi -  Tăng hô hấp,giảm sản lượng trứng, tăng tiêu tốn thức ăn-   Hệ thống ruột: giảm cơ chế miễn dịch, tăng thẩm thấu hấp thu độc tố gây viêmĐi vào hệ thống nội tiết: tang gluco, cortisol, làm giảm hoạt động của các tế bào lympho, ảnh hưởng tới xương, sản lượng trứng Giảm hoocmon buồng trứng è giảm năng suất, chất lượng trứng, tỷ lệ ấp nở2.1 Stress nhiệt trên gàKhi gà bị stress nhiệt sẽ há mồm thở, xã cánh, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, tiêu chảy phân toàn nước, gà đẻ sẽ giảm đẻ, hôn mê, tím mào, mặt dẫn tới chết. Stress nhiệt trên gà, vịt làm tăng nguy cơ bại huyết do E.coli.2.2. Stress nhiệt trên heoKhi heo bị stress nhiệt thì há mồm, thè lưỡi thở, tìm chỗ có nước nằm, uống nhiều nước, tiêu chảy, nôn, đi không vững, hay nằm, lừ đừ, hôn mê dẫn tới chết. 3. Giải pháp giảm stress cho vật nuôiChuồng trạiThiết kế cao ráo, thông thoáng, tránh mưa tạt, gió lùa Dàn mát có mái che Khi phun sương chú ý đến tăng cường thông thoáng gió và thoát hơi nươc xung quanhNước uống: Tăng lượng nước uống, bổ sung máng uóng, bổ sung vitamin C, điện giải, đường trong nước uống Dinh dưỡng: hợp lý, ăn sáng uống chiều Nuôi dưỡng: mật độ vừa phải, gà thịt 8-10con/m2, gà giống 4-5con/m2 Sử dụng các sản phẩm chống nóngSử dụng PARADISE: Giúp giản thân nhiệt nhanh, giảm chết do nắng nóng, giảm chết do sốt cao, giảm chết do vận chuyển. Liều lượng1g/2 lít nước Sử dụng T.C.K.C/SUPER C 100/VITROLYTE.Liều lượng 1g/1-2 lít nước Bên cạnh đó bổ sung các loại vitamin như UMBROTOP, PRODUCTIVE FORT. Liều lượng 0,5ml-1ml/1 lít nước Bổ sung men tiêu hoá , giải độc gan: ZYMEPRO/PERFECTZYME/LIVERCIN/SORAMIN. Liều lượng 1g/ 1-2 lít nước 

TÁC HẠI CỦA AMONIAC TRONG TRANG TRẠI GIA CẦM

1. Khí Amoniac được hình thành như nàoAmoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%). Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium. Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đườnghô hấp của gà và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô. Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch (bình thường các lông nhung khi chuyển động sẽ đồng thời làm sạch lớp chất nhầy này) dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó rồi trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấ-    Nhiều quốc gia quy định, nồng độ Amoniac tối thiểu chỉ được phép ở 20-25ppm, vì trên mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người và động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, nồng độ Amoniac trong một số trang trại chăn nuôi gà thịt có thể dễ dàng vượt quá 30-70 ppm, đặc biệt là vào mùa đông. Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà. 2. Ảnh hưởng của Amoniac đối với sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà - Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Gà thường không bị phơi nhiễm với nồng độ Amoniac rất cao trong thời gian dài, trừ khi trại đó thông gió kém, hoặc chế độ ăn của gà không cân bằng dinh dưỡng.- Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.- Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng động vật, làm giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng chết rụng tế bào và gây tổn thương ty thể ở niêm mạc đường tiêu hóa.- Đối với gà thịt, việc tiếp xúc với ammoniac có thể dẫn đến tăng tính nhạy cảm với virut hoặc vi khuẩn, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và tổn thương mô- Đối với gà đẻ, tiếp xúc sớm với ammoniac có thể gặp các tác động lâu dài ảnh hưởng tới các hoạt động của mái tơ sau này với tư cách là gà mái đẻ, làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ- Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch cũng như nhung mao ruột và lớp màng nhầy niêm mạc của gà – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm. 3. Quản lý Amoniac trong trang trại chăn nuôi gà Mục tiêu của hầu hết các nhà chăn nuôi là loại bỏ nồng độ Amoniac cao ngay từ đầu, hoặc kiểm soát viêm nhiễm gây ra bởi Amoniac và giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe và tăng trọng của toàn đàn. Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:Khẩu phần ăn và quản lý chế độ ăn uống, một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn chỉnh có tầm quan trọng cao nhất. Các vấn đề liên quan đến hiệu suất tiêu hóa di truyền, chế phẩm thức ăn và thuốc có thể dẫn đến tình trạng phân ướt trên gà và làm tăng nồng độ Amoniac cũng như làm chuồng nuôi nặng mùi cùng với việc giảm hiệu suất tiêu hóa thức ăn của gà thịt. Tối ưu hóa mật độ chăn thả để giúp hạn chế độ ẩm quá mức trong chuồng nuôi, từ đó giảm quá trình kỵ khí. Điều chỉnh tốc độ thông gió – nếu nồng độ Amoniac tăng, chuồng trại cần thông thoáng hơn. Tuy nhiên, điều này cần phù hợp với khí hậu và nhiệt độ trong chuồng. Điều chỉnh nhiệt độ: nhiệt độ nên được điều chỉnh phù hợp với tiểu khí hậu chuồng nuôi và các quy định liên quan đến phúc lợi vật nuôi của quốc gia đó. Cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung các sản phẩm men tiêu hoá ZYMEPRO/ PERFECTZYME 1g/1-2 l nước uống vào chế độ ăn uống cho đàn gà. Hoặc các sản phẩm giúp cân bằng kiềm và acid như PRODUCTIVE ACID SE, PRODUCTIVE FORT, VITROLYTE cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng giúp kích thích tính thèm ăn, từ đó tăng hiệu quả hấp thu và chuyển hoá thức ăn. 

STRESS NHIỆT TRÊN THỎ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Stress Nhiệt Trên Thỏ Là Gì? Stress nhiệt là tình trạng mà thỏ trải qua khi cơ thể chúng không thể điều hòa nhiệt độ hiệu quả trong môi trường quá nóng. Thỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ cao do chúng không có tuyến mồ hôi và khả năng thở hổn hển hạn chế, làm cho việc điều hòa nhiệt trở nên khó khăn. 2. Nguyên Nhân Gây Stress Nhiệt  Nhiệt Độ Cao:+ Nhiệt độ môi trường vượt quá 25 độ C có thể gây stress nhiệt cho thỏ.+ Ánh nắng trực tiếp làm tăng nhiệt độ cơ thể thỏ nhanh chóng.Độ Ẩm Cao: Độ ẩm cao làm giảm khả năng bay hơi nước, gây khó khăn trong việc làm mát cơ thể. Thông Gió Kém: Chuồng trại không thông thoáng, không có luồng không khí lưu thông làm tăng nhiệt độ bên trong. Thiếu Nước: Không cung cấp đủ nước mát có thể dẫn đến mất nước và làm tăng nguy cơ stress nhiệt. Hoạt Động Quá Mức: Thỏ vận động nhiều trong thời tiết nóng sẽ sản sinh nhiều nhiệt, gây căng thẳng nhiệt.3. Triệu Chứng Của Stress Nhiệt - Thở Nhanh và Gấp: Thỏ thở nhanh và gấp để cố gắng làm mát cơ thể.- Nằm Dài và Ít Hoạt Động: Thỏ nằm dài trên mặt đất, tránh di chuyển nhiều.- Tai Đỏ và Nóng: Tai thỏ trở nên đỏ và nóng do máu lưu thông đến tai nhiều hơn để tản nhiệt.- Chảy Dãi: Thỏ có thể chảy dãi do căng thẳng nhiệt.- Lờ Đờ và Yếu Ớt: Thỏ trở nên lờ đờ, không có hứng thú với thức ăn và nước uống.- Co Giật và Hôn Mê: Trong trường hợp nghiêm trọng, thỏ có thể bị co giật và hôn mê, cần can thiệp y tế ngay lập tức.4. Ảnh Hưởng Của Stress Nhiệt Đối Với Thỏ- Mất Nước: Stress nhiệt gây mất nước nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể và nguy cơ tử vong.- Giảm Sức Đề Kháng: Thỏ bị stress nhiệt sẽ có sức đề kháng yếu hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.- Suy Giảm Chức Năng Tiêu Hóa: Nhiệt độ cao có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.- Tử Vong: Trong trường hợp nghiêm trọng, stress nhiệt không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 5. Cách Phòng Ngừa và Xử Lý Stress Nhiệt Phòng Ngừa:Cung Cấp Nước Mát:Đảm bảo thỏ luôn có nước sạch và mát. Thay nước thường xuyên và thêm đá nếu cần. Sử dụng hệ thống cung cấp nước tự động để đảm bảo nước luôn sẵn sàng.Thông Gió Tốt:Sử dụng quạt, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí trong chuồng trại để duy trì không khí lưu thông tốt. Đảm bảo chuồng trại có cửa sổ hoặc lỗ thông gió.Bóng Râm và Che Chắn:Đặt chuồng trại ở nơi có bóng râm hoặc sử dụng các tấm che để tránh ánh nắng trực tiếp. Sử dụng mái che cách nhiệt hoặc tấm phủ bạc để giảm nhiệt độ bên trong chuồng.Giảm Nhiệt Độ Môi Trường:Đặt các chai nước đá hoặc túi gel lạnh trong chuồng để làm mát cho thỏ. Đảm bảo chuồng trại không đặt ở nơi có bề mặt hấp thụ nhiệt như bê tông hoặc nhựa đường.Kiểm Tra Thường Xuyên: Theo dõi tình trạng sức khỏe của thỏ thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Tránh Hoạt Động Quá Mức: Hạn chế cho thỏ vận động nhiều trong thời gian nhiệt độ cao.6. Xử Lý Khi Thỏ Bị Stress Nhiệt:Làm Mát Ngay Lập Tức:Đưa thỏ vào nơi mát mẻ ngay lập tức. Sử dụng khăn ướt hoặc miếng bọt biển ướt để lau nhẹ nhàng lên tai, chân và cơ thể thỏ để làm mát.Cung Cấp Nước Mát:Cho thỏ uống nước mát ngay lập tức. Nếu thỏ không tự uống, có thể dùng ống bơm nhỏ để đưa nước vào miệng thỏ một cách nhẹ nhàng.Sử Dụng Quạt:Đặt thỏ trước quạt để giúp làm mát nhanh chóng.Tham Khảo Bác Sĩ Thú Y:Nếu thỏ có dấu hiệu nghiêm trọng như co giật hoặc hôn mê, hãy đưa thỏ đến bác sĩ thú y ngay lập tức.7. Sử dụng các sản phẩm như T.C.K.C, VITROLYE, SUPER C: Nhằm mục đích cung cấp điện giải, thanh nhiệt giải độc, chống stress liều lượng 1g/1-2l nước uống, ngoài ra có thể bổ sung thêm ZYMPRO/PERFECTZYME giúp thỏ hấp thu thức ăn 1 cách triệt để, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột. Kết Luận Stress nhiệt là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của thỏ, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Bằng cách nhận biết các triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời, bạn có thể đảm bảo thỏ của mình luôn khỏe mạnh và thoải mái. Điều quan trọng là luôn giám sát tình trạng sức khỏe của thỏ và cung cấp môi trường sống an toàn, mát mẻ, và đầy đủ nước để tránh tình trạng stress nhiệt. 

1 SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MẠT GÀ

1. Biện pháp phòng ngừa hiện tượng gà bị nhiễm mạt Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa hiện tượng gà bị nhiễm mạt là loại bỏ những nguyên nhân sinh ra mạt gà xung quanh nơi gà ở bằng cách: – Khi kết thúc 1 lứa nuôi và muốn vào lứa mới, người nuôi phải để thời gian trống chuồng trong khoảng 15 – 20 ngày. Và trong khoảng thời gian này, cần phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp tẩy uế, sát trùng chuồng trại trước khi vào lứa mới để tiêu diệt mạt gà ở lứa cũ.Có thể sử dụng 1 số loại thuốc sát trùng như FOAM 32T/KLOTAB/DESINFECT GLUTAR ACTIVE – Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, đảm báo chất độn chuồng luôn khô ráo bằng việc sử dụng NOVA DRY/CONFORT DRY, và phải đảm bảo đủ ánh sáng trong khu vực chuồng nuôi. – Sử dụng FOAM 32T – Loại sát trùng có tính an toàn đối với vật nuôi và hiệu quả đối với ký sinh trùng để phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng nuôi Ngoài ra, người chăn nuôi có thể dùng vôi bột rắc trong chuồng gà, đặc biệt là những góc hoặc ổ ngóc ngách thường là các ổ mạt gà lớn. 2. Biện pháp điều trị khi gà bị nhiễm mạt Khi phát hiện ra gà bị nhiễm mạt, cần cách lý những con bị nhiễm để điều trị riêng, tránh hiện tượng mạt gàlây lan nhanh ra toàn đàn. - Thay mới chất độn chuồng, vệ sinh toàn bộ máng ăn, máng uống của gà, xử lý các ngóc ngách, kẽ hở, khe nứt, nền chuồng trong chuồng nuôi nơi mạt gà hay cư trú sạch sẽ.– Nếu số lượng gà bị nhiễm mạt ít: thì UMBROMITE nên được sử dụng với liều 750ml/1000l nước( dựa trên 200ml nước/con.ngày) như sau: sử dụng  lần đầu để kiểm soát:3 tuần sau khi gà lên chuồng dùng liên tục 5-7 ngày. Nhắc lại sau 10 tuần, mỗi tuần 1 lần trong khoảng từ 6-10 tuần– Nếu số lượng gà bị nhiễm mạt nhiều thì  UMBROMITE dùng theo liều 750ml/1000l nước dung liên tục 5-7 ngày. Điều trị nhăc lại 1 lần/tuần trong vòng 10 tuần– Cùng với đó, cho gà sử dụng thêm sản phẩm  AMILYTE/T.C.K.C/SUPER C để bổ sung đồng thời vitamin, điện giải & giải độc gan thận LIVERCIN/SORAMIN giúp tăng cường sức đề kháng cho gà kết hợp với men tiêu hóa ZYMPRO/PERFECTZYME để bổ sung men sống giúp vật nuôi tăng khả năng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, nhanh hồi phục sức khỏe.