ỨNG DỤNG CỦA BERBERIN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC – GIA CẦM

Berberin là hoạt chất màu vàng chiết xuất từ một số cây như: Hoàng đằng, vàng đắng, hoàng bá, hoàng liên … thuộc nhóm kháng khuẩn cực mạnh. Theo dược điển Việt Nam, nó có tác dụng trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, tiêu hóa kém.1. Thực trạng về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôiTrong hơn 30 năm trở lại đây, thế giới chưa phát minh thêm được 1 loại kháng sinh mới nào. Việc này có thể khiến loài người sẽ phải đối mặt với nguy cơ không có thuốc điều trị cho các loại nhiễm trùng thông thường.Các tiến bộ khoa học trong việc cấy ghép tạng sẽ không thể áp dụng được khi nguy cơ nhiễm trùng đe dọa quá cao tới tính mạng con người, các ca phẫu thuật sẽ phải đặt bên lề địa ngục với 1 bên là sự sống và một bên là cái chết bởi hiện tượng kháng kháng sinh đang là một vấn nạn vô cùng to lớn đang xảy ra xung quanh chúng ta.Nếu chẳng may phải phẫu thuật thì giả cược chúng ta sẽ phải bỏ ra một cái giá cược cho sự hồi phục bệnh là quá lớn, đó chính là tính mạng của chúng ta. Vậy nguyên nhân do đâu? Câu trả lời là chính chúng ta đã đẩy chúng ta vào tình cảnh khốn khó này.Năm 1928, khi Alexander Fleming phát minh ra loại kháng sinh đầu tiên (Penicillin) đã mở ra thời kỳ phục hưng cho nền y học thế giới nhưng đồng thời ông cũng đã cảnh bảo về việc “Những kẻ lạm dụng thuốc Penicillin không suy nghĩ, sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết của người đau đớn vì nhiễm trùng, gây ra bởi vi khuẩn kháng Penicillin”.Vậy chúng ta đã đẫy chính chúng ta đến bờ vực như thế nào? Câu trả lời sẽ được làm rõ ở phần dưới đây. Con người đã gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ở cả 2 khía cạnh: trực tiếp và gián tiếp.Trực tiếp:Việc sử dụng thuốc tây, đặc biệt là kháng sinh để tự điều trị một cách tràn lan vô tội vạ. Việc kê đơn kháng sinh một cách bừa bãi của các bác sỹ: bắt nguồn từ tâm lý muốn nhanh khỏi của người bệnh. Việc quản lý của các cơ quan nhà nước: để cho việc mua kháng sinh dễ như mua rau ngoài chợ.Gián tiếp:Sử dụng kháng sinh điều trị cho người cho vật nuôi với tư duy: thuốc của người chắc chắn là thuốc thật, nếu không người uống lăn quay ra thì các đơn vị sản xuất sẽ bị phạt. Các chủ trang trại tự ngồi họp với nhau đánh giá bệnh trên vật nuôi, tự kê đơn, tính toán liều lượng dựa trên thông tin cân nặng khi điều trị cho người. Các chủ tiệm thuốc tây ham lợi nhuận lần sân bản thuốc tây cho người về điều trị cho vật: vì khi dùng cho vật nuôi, số lượng dùng mỗi lần thưởng lớn sẽ giúp họ kiếm được nhiều lời. Việc sử dụng thuốc tân dược bừa bãi như vậy sẽ dẫn đến dư lượng kháng sinh trong thịt của vật nuôi lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người ăn loại thịt này. Ngoài ra nó còn làm cho các vi khuẩn gây hại tồn tại trong môi trường đó có cơ hội quen dần với loại kháng sinh đó, hệ miễn dịch của nó sẽ dần dần tự đề kháng được và cuối cùng kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt được nó nữa.Việc cấp bách bây giờ là cần phải sử dụng kháng sinh một cách có kiểm soát.Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ: Hoạt chất Berberin (chiết xuất từ cây Hoàng Liên, Hoàng Đằng, Vàng Đắng) có thể thay thế các loại thuốc tân dược trong điều trị bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi. Nó được coi như một loại kháng sinh tự nhiên với nhiều tác dụng ưu việt:Cho kết quả điều trị tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đi phân trắng của tôm, cá và các vật nuôi khác, giúp tỷ lệ sống và sinh trưởng sau khi thả giống cao. Tồn dư Berberin trong vật nuôi là không có sau khi ngừng sử dụng từ 3-7 ngày. Có trách nhiệm cao với cộng đồng giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc tân dược (kháng sinh) ở vật nuôi, góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh ở các vi khuẩn có hại gây bệnh cho người và động vật, bảo vệ sức khỏe con người.Xu thế sử dụng berberin để phòng và điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong thức ăn chăn nuôi đang được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo sử dụng. Bereberin cũng đang được các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu để đánh giá sử dụng trên diện rộng.2. Berberin với bệnh đường tiêu hóa của vật nuôiVật nuôi sẽ bị tiêu chảy với các triệu chứng:Ỉa chảy: phân màu trắng hoặc vàng, lẫn bọt khí. Gầy yếu dần, đi lại khó khăn, lông xù, da khô. Đối với lợn con thường bỏ bú Bệnh nuôi sẽ dần dần còi cọc đi, nếu không được điều trị kịp thời vật nuôi chuyển sang bị mạn tính và chết.Các bệnh đường tiêu hóa xảy ra ở vật nuôi khi đang ở độ tuổi còn nhỏ với mức độ thường xuyên hơn. Mức độ lây lan cũng rất nhanh (nếu không ngăn chặn kịp thời thì chỉ vài ngày là sẽ lan ra cả đàn). Tiêu chảy ở các con vật lớn (lợn thịt, gà thịt) thì ít gặp hơn nhưng sẽ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.Việc sử dụng berberin bổ sung vào thức ăn cho gia súc gia cầm sẽ góp phần không nhỏ giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh đường tiêu hóa gây ra bởi: E.coli, Salmonella, Streptococcus, StaphylococcusCơ chế hoạt động của berberin cũng tương tự như các loại kháng sinh khác:Ức chế quá trình tổng hợp vỏ của vi khuẩn Làm mất chức năng của màng tế bào Ức chế quá trình tổng hợp protein Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic Việc ức chế quá trình tổng hợp vỏ vi khuẩn của berberin sẽ giúp hạn chế sự nhân đôi (sự sinh sản) của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng làm mất chức năng của màng tế bào làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion thoát ra ngoài. Ức chế quá trình tổng hợp protein và acid nucleic củaBerberin khi trộn cùng thức ăn của vật nuôi nó giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu, đặc biệt là các vi khuẩn liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột mà không làm ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột.Việc ức chế quá trình tổng hợp vỏ vi khuẩn của berberin sẽ giúp hạn chế sự nhân đôi (sự sinh sản) của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng làm mất chức năng của màng tế bào làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion thoát ra ngoài.Tóm lại Berberin giúp tiêu diệt và ngăn cản sự tăng trưởng,, phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi, đặc biệt nhạy với các vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococcus, Staphylococcus.Bên cạnh đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: ngừng sử dụng berberin từ 3-7 ngày thì không còn lượng tồn dư kháng sinh trong thịt của vật nuôi, đảm bảo tan toàn cho người sử dụng.3. Mua berberin ở đâu uy tín chất lượngCông Ty TNHH Thú Y Toàn Cầu tự hào là đơn vị phân phối sản phẩm Nano berberin cực kì chất lượng, với đầy đủ hồ sơ và giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm cũng như là kiểm định hoạt chất. Sản phẩm berberin được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO GÀ

Phòng bệnh cho gà là một phần quan trọng của quản lý vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ và hiệu suất sản xuất của đàn gà. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh quan trọng cho vật nuôi 1. Tiêm phòng định kỳ: Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho gà như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro, E.coli….Để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà con có thể tham khảo quy trình dưới đây:Ngày tuổi Loại vaccine Đường cấp1 Vaccine Mareck Tiêm1 – 3 Vaccine Cầu trùng Nhỏ mắt, mũi miệng5-7 Vaccine IB, Lasota Nhỏ mắt, mũi miệng8-10 Là mỏ hoặc cắt mỏ Là hoặc cắt10-12 Vaccine Gum, vaccine Đậu Nhỏ mắt, mũi miệng, chủng màng cánh15 Vaccine  sưng phù đầu SHS Cho uống hoặc Nhỏ mắt, mũi miệng18 Vaccine Cúm lần 1 Tiêm dưới da20 Vaccine Newcatxon lần 2 Cho uống25 Vaccine gumboro lần 2 Cho uống30 Vaccine ILT quản truy Cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi, miệng35 Vaccine Newcatxon Tiêm40 Vaccine cúm lần 2 Tiêm45 Vaccine Newcatxon Cho uống75 Vaccine Newcatxon Cho uống2.Vệ sinh chuồng trạiThường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ, dùng KLOTAB 1 viên cho 10 l nước, hoặc Nano Đồng để sử lý trấu trước và trong khi nuôi để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn… Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt phải có lớp chất độn chuồng hút ẩm, khô ráo, bằng cách rắc COMFORT DRY/NANO DRY lên nền chuồng để giảm ammoniac, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại3.Kiểm soát côn trùng và ký sinh trùng: Côn trùng như ve, bọ chét, và kí sinh trùng như giun, sán có thể gây ra nhiều bệnh cho gà. Sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng an toàn và hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm 4.Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ các sản phẩm bên ngoài như VITROLIEF, PRODUCTIVE ACID SE, ZYMEPRO, LIVERCIN, CALPHO ORAL . Đảm bảo gà có đủ nước sạch và thức ăn chất lượng 5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn gà để phát hiện kịp thời các bất thường hay dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời 6. Giám sát và theo dõi: Thường xuyên dám sát sức khoẻ của đàn gà và ghi những biểu hiện bất thường 7. Sử dụng thuốc điều trị: Khi phát hiện gà mắc bệnh, thực hiện điều trị bằng thuốc phù hợp với sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Ví dụ gà bị đi ỉa phân xanh, phân trắng thì sử dụng sản phẩm  NANO BERBERIN ,  SOLAMOX 8. Quản lý môi trường nu Kiểm soát môi trường nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thông gió để giảm stress và nguy cơ lây nhiễm bệnh 9. Phòng chống lây nhiễm: Tách biệt gà mắc bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đảm bảo quy trình vệ sinh và tiêm phòng đúng cách bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc sát trùng định kỳ như KLOTAB 1 viên cho 10l nước, hoặc NANO ĐỒNG để xử lý nấm, mốc...

HỆ TIÊU HÓA CỦA HEO CON VÀ BỆNH TIÊU CHẢY

1.Heo con đối mặt với sự thay đổi Từ lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của heo con đã phải thích ứng với nhiều thay đổi như sự gia tăng vi khuẩn và hình thành hệ vi khuẩn. Mặt khác, dịch acid trong dạ dày chưa được tiết đầy đủ và hệ thống đường ruột còn chưa phát triển khiến heo khó thích nghi với việc chuyển từ sữa mẹ sang cám công nghiệp.Sau cai sữa, heo con phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các heo khác trong bầy, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, sự thay đổi về thức ăn khiến chúng rất dễ bị stress, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh có dịp bùng phát thành bệnh.Sau khi sinh hai tuần, các kháng thể mà heo con nhận được từ sữa mẹ dần dần biến mất, lúc này hệ miễn dịch chủ động của heo con bắt đầu hình thành. 2.Miễn dịch ở hệ tiêu hóa heo con Heo con khác với người và các loài động vật khác là chúng không nhận được kháng thể từ mẹ trong thời kì thai nhi. Nhưng thay vào đó, trong sữa đầu của nái có hàm lượng rất lớn các kháng thể. Hệ tiêu hóa của heo con trong vòng 12~24 tiếng kể từ khi sinh có khả năng hấp thụ các loại kháng thể này. Chính vì vậy, nếu trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh, heo con được bú đầy đủ sữa đầu thì khả năng miễn dịch của chúng sẽ tương tự như của nái.Các kháng thể nhận được từ heo mẹ rất quan trọng cho đến khi hệ miễn dịch của heo con được phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, những heo con không được bú sữa đầu đầy đủ phải được ghép bầy sang những nái đang cho sữa đầu.Các kháng thể chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa được gọi là IgA. IgA có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ heo con thời kì theo mẹ chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa. Khi cai sữa thì nguồn cung cấp IgA từ sữa mẹ bị cắt đứt, cộng với stress khi cai sữa sẽ khiến các bệnh về đường tiêu hóa thường phát sinh ở giai đoạn này. 3.Sự phát triển của hệ tiêu hóa của heo con Tổ chức và chức năng của hệ thống tiêu hóa heo con sơ sinh chưa hoàn thiện. Lúc này, ở hệ tiêu hóa các men lipase (phân giải chất béo ) và lactase (phân giải đường lactose sữa) hoạt động ở mức cao, nhưng các men phân giải carbohydrate hoạt động ở mức thấp. Sau khi sinh hai tuần, hoạt lực của các men này sẽ đạt mức cao nhất. Sau đó, lactase sẽ giảm nhanh và giảm đến mức thấp nhất ở tuần thứ 6. Lipasegiảm từ từ và đến tuần thứ 3 sẽ giảm đến mức thấp nhất, sau đó sẽ tăng lên một chút và duy trì ở mức này.Men amylase dùng để phân giải tinh bột sẽ tăng dần sau khi sinh và đến tuần thứ 5 sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ duy trì ở mức này.Ba tuần sau khi sinh, lượng sữa nái tiết ra sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần. Chính vì vậy, khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn khác của heo con phải hoàn thiện sớm. 4.Quản lý sau cai sữa Sau cai sữa phải quản lý heo con sao cho không giảm lượng cám ăn vào và tăng cường khả năng tiêu hóa. Thời gian đầu cai sữa,có thể cho heo ăn dạng lỏng để heo thích nghi. Tuy nhiên,trong một số trường hợp heo ăn quá nhiều dẫn đến bị tiêu chảy, vì thế nên điều chỉnh lượng cám phù hợp với tình hình của trại.